Trang

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Giá trị xuất khẩu nông sản tăng kỷ lục

6 tháng qua, giá trị xuất khẩu nông sản cụ thể là hàng rau quả ước đạt 1,7 tỷ USD, tăng gần 45% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 6 năm 2017 ước đạt 283 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu hàng rau quả 6 tháng đầu năm nay ước đạt 1,7 tỷ USD, tăng gần 45% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong thời gian dài, đây là mặt hàng có mức tăng trưởng mạnh nhất, có triển vọng nâng cao giá trị cũng như thương hiệu trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc luôn là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của hàng rau quả Việt Nam, chiếm khoảng 85% tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả.

Trong thời gian qua, tăng trưởng xuất khẩu rau qua được thể hiện ở hầu hết, đặc biệt có nhiều thị trường có giá trị xuất khẩu tăng mạnh như :Nga (67%), Nhật Bản (56%), Trung Quốc (50%), Hoa Kỳ (23%), Hàn Quốc (15%) và Thái Lan (12%)… Không chỉ giữ vững, duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng rau quả sang các thị trường, mới đây lần đầu tiên trái xoài xanh, loại xoài tượng của Sơn La đã được xuất khẩu sang Australia.

Điều này không chỉ đánh thêm một dấu mốc cho trái cây Việt Nam sang thị trường này mà còn là mở ra cơ hội phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây ăn trái đối với vùng đất đồi núi phía Bắc, phần lớn là dân tộc thiểu số của tỉnh Sơn La. Sau khi đưa thành công lô hàng xoài xanh Sơn La đầu tiên sang Australia để đánh giá, thử nghiệm thị trường và đã được thị trường chấp nhận, Công ty Agricare Việt Nam đã chính thức xuất khẩu sang thị trường này. Theo ông Đàm Quang Thắng, Giám đốc Công ty Agricare Việt Nam - doanh nghiệp đầu tiên đưa xoài xanh Sơn La sang Australia - nhận định, không cạnh tranh ở phân khúc xoài chín mà nhiều nước đang có thế mạnh, đồng thời nhận thấy Australia cũng chưa phát triển nhiều loại sản phẩm xoài xanh nên công ty quyết định đầu tư, phát triển vào loại sản phẩm này.

Sơn La là vùng ở đất miền núi phía Bắc đã rất nổi tiếng với cây xoài và khá phù hợp phát triển xoài tượng với số lượng lớn nên công ty đã quyết định chọn sản phẩm xoài nơi đây để cất cánh sang Australia. Theo ông Lò Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, những năm gần đây, Sơn La đã có chủ trương phát triển cây ăn quả, đặc biệt là xoài. Sơn La có khoảng 4.000 ha xoài cho sản lượng thu hoạch trên 3.000 tấn.
Giá trị xuất khẩu nông sản tăng kỷ lục
Giá trị xuất khẩu nông sản tăng kỷ lục
Với nhiệm vụ lớn là tìm đầu ra cho sản phẩm của nông dân, đặc biệt là nông dân trồng xoài, trong thời gian vừa qua, được sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tham tán thương mại Australia..., tỉnh đã chuẩn bị các điều kiện để xúc tiến thương mại, đưa quả xoài tượng Sơn La xuất khẩu sang Australia. Đến nay, hiện mới có 2 hợp tác xã của hai xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu và xã Hát Lót, huyện Mai Sơn được cấp mã số vùng trồng với diện tích 20 ha. Nhưng từ thành công xuất khẩu được quả xoài, Sơn La sẽ tiếp tục hỗ trợ nông dân đầu tư sản xuất, sản xuất theo nhu cầu thị trường.

Khi được thị trường chấp nhận tốt, nông dân sẽ tìm cách tăng hiệu quả, sản xuất theo yêu cầu thị trường, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu. Mức tiêu thụ tuy còn phụ thuộc vào thị trường nhưng dự kiến mỗi tuần Công ty Agricare Việt Nam sẽ xuất sang Australia khoảng 5 tấn xoài. Sản lượng tuy không lớn, nhưng theo ông Lê Sơn Hà, Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật, việc mở cửa được thị trường Australia được coi như cú hích để hướng đến xuất khẩu sang các thị trường mới. Trước đây, nông dân có thói quen trồng, sản xuất theo kiểu có gì bán đó. Song nay, nông dân phải thay đổi, phải trồng, xử lý, đóng gói… theo quy chuẩn, yêu cầu của thị trường. Với việc hoa quả Việt Nam có thể xuất khẩu vào Australia, Mỹ thì chúng ta hoàn toàn có thể tự tin có thể xuất khẩu hoa quả sang hầu thế các thị trường trên thế giới. Ông Hà cũng cho biết thêm, các thị trường được ngành quan tâm nhất trong xúc tiến thương mại trái cây là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, bởi đây là những thị trường lớn, đem lại giá trị cao.

Thị trường Newzealand, tuy không phải là thị trường lớn nhưng đây lại là thị trường có yêu cầu kiểm dịch rất khắt khe nên nếu hoa quả đã xuất khẩu được vào Newzealand như đã được thể hiện được ở một đẳng cấp, thương hiệu cao.

Khi nông dân đã sản xuất ra sản phẩm có thể xuất khẩu vào Australia, Newzealand, điều đó có nghĩa là sản phẩm đó đạt được mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm ở mức độ rất cao. Hiện Cục Bảo vệ thực vật đã cấp hai mã số vùng trồng với 20 ha xoài Sơn La, sản phẩm đủ điều kiện đảm bảo xuất khẩu sang Australia, Mỹ, nhưng hiện mới xuất khẩu sang Australia. Cục Bảo vệ thực vật tiếp tục phối hợp với Sơn La khảo sát, cấp thêm các mã số vùng trồng.

Sau khi cấp mã số vùng trồng nhưng phải duy trì sản xuất để đảm bảo yêu cầu chất lượng xuất khẩu. Với quả nhãn, Trung tâm Kiểm dịch thực vật 1 cũng đã phối hợp với Sơn La khảo sát vùng trồng nhãn lớn nhất của tỉnh này là huyện Sông Mã để hoàn tất cấp mã số vùng trồng. Theo ông Lò Minh Hùng, với nhiệm vụ trọng tâm của Sơn La là phát triển cây ăn quả để thay thế cây lương thực ngắn ngày trên đất đồi dốc để đảm bảo đời sống bền vững cho người dân, đến năm 2030, Sơn La sẽ có khoảng 100.000 ha cây ăn quả, trong đó điển hình là xoài 50.000 ha, nhãn, bơ… là những cây có thế mạnh của địa phương.

Không chỉ xoài, Sơn La còn có sản phẩm nhãn hàng năm với số lượng khá lớn, chất lượng tốt, nên thời gian tới, tỉnh mong muốn tiếp tục xuất khẩu được quả nhãn, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm trái cây Sơn La cũng như đời sống cho người dân. Bởi vậy, ngoài chính sách chung của Trung ương, Sơn La đã có những những chính sách riêng hỗ trợ cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển nông nghiệp, trong đó đặc biệt là cây ăn quả. Dự kiến, trong tháng 7 tới, tỉnh sẽ có nghị quyến chuyên đề về hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có chú trọng phát triển cây ăn quả. Ông Lê Sơn Hà cho biết thêm, hiện Cục Bảo vệ thực vật đang hoàn thiện thủ tục để đưa quả vải sang thị trường Nhật Bản. Quả nhãn đã sang được Mỹ nhưng sẽ tiếp tục đàm phán, hoàn tất thủ tục để đưa quả nhãn sang Australia, New Zealand.

Đặc biệt, sẽ hoàn thiện quy trình để xuất khẩu quả thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng sang Australia, trong năm nay, loại quả này khả năng sẽ được xuất khẩu sang thị trường này.

Theo: VietNambiz.

Xem thêm:
1.Trời ạ! nông sản Việt Nam xuất hết Trung Quốc rồi !!
2.Nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Úc
3.Thị trường nông sản Việt Nam bất ngờ giảm mạnh

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

Nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Úc

Trong suốt thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành triển khai nhiều công tác nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam mở rộng, phát triển thị trường Úc.

Theo đó, về công tác mở cửa thị trường thông qua đàm phán Hiệp định thương mại tự do, sau khi ký kết Hiệp định thương mại tự do AANZFTA (có hiệu lực năm 2010), với mức thuế suất thuế nhập khẩu về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam sang Úc đã có tốc độ tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn 2011 - 2016, cụ thể rau quả đạt 27,7%/năm, hạt điều đạt 12,9%/năm, thủy sản đạt 6,9%/năm... qua đó thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước so với trước khi có Hiệp định.

Về công tác tháo gỡ rào cản kỹ thuật, Bộ Công Thương đã và đang phối hợp tích cực với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác tháo gỡ rào cản kỹ thuật để mở cửa thị trường Úc đối với một số loại trái cây tươi.

Mặc dù quá trình đàm phán đối với mỗi một mặt hàng gặp nhiều khó khăn và mất thời gian (thường từ 5 - 10 năm, vải mất 12 năm, xoài mất 7 năm), nhưng đến nay ta đã hoàn tất việc thâm nhập thị trường Úc cho vải thiều (năm 2015) và xoài (năm 2016), tạo thêm “sân chơi” cho các loại trái cây tươi của Việt Nam.
Nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Úc
Xoái Việt đã được xuất khẩu sang thị trường Úc

Theo Bộ Công Thương, sau khi mở cửa thị trường Úc cho vải thiều và xoài, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực trao đổi, làm việc với Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước Úc để tiếp tục cho một số loại quả tươi (thanh long, chôm chôm, vú sữa, nhãn) của Việt Nam được nhập khẩu vào Úc, trước mắt là khẩn trương hoàn tất thủ tục nhập khẩu cho quả thanh long. Thanh long là mặt hàng trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 895,7 triệu USD, chiếm tỷ trọng 50,3% trong xuất khẩu trái cây tươi và 36,1% trong tổng xuất khẩu rau quả của Việt Nam.

Tại buổi tiếp song phương bên lề Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC lần thứ 23 với Bộ trưởng Bộ Thương mại, Du lịch, Đầu tư nước Úc vào ngày 21/5/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã trao đổi và thảo luận nhiều nội dung về hợp tác thương mại với phía Úc, trong đó cũng đã đề nghị phía Úc tạo điều kiện thuận lợi và sớm cho phép cho quả thanh long tươi của Việt Nam được nhập khẩu vào Úc.

Ngày 15/6/2017, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam đã có công thư gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương cập nhật thông tin về tiến độ công tác mở cửa thị trường đối với quả thanh long tươi của Việt Nam và cũng đề xuất được hỗ trợ Việt Nam trong việc xin phép Cơ quan Quản lý An toàn thực phẩm Úc - New Zealand để sử dụng phương pháp chiếu xạ cho quả thanh long tươi khi xuất khẩu sang Úc.

Bộ Công Thương cũng đã có công văn trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vấn đề này để cùng phối hợp sớm hoàn tất các thủ tục mở cửa thị trường Úc cho quả thanh long tươi, dự kiến trong năm 2017. Song song với công tác này, hiện nay Thương vụ Việt Nam tại Úc đã xây dựng kế hoạch xúc tiến xuất khẩu thanh long tại thị trường Úc, theo đó tổng hợp đầy đủ các thông tin về nhu cầu, thị hiếu, tiêu chuẩn, quy định chất lượng, phương thức tiếp cận mạng phân phối... của thị trường Úc để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam có thể đón đầu cơ hội xuất khẩu thanh long ngay sau khi được tiếp cận được thị trường.

Về công tác hỗ trợ kết nối và xúc tiến thương mại tại thị trường Úc, ngay sau khi mở cửa được thị trường, để góp phần giới thiệu, quảng bá hàng hóa nông thủy sản của Việt Nam đến trực tiếp người tiêu dùng nước Úc, Thương vụ Việt Nam tại Úc đã tích cực trao đổi, làm việc với Hiệp hội Xuất khẩu hoa quả của Úc, Hiệp hội các nhà bán lẻ của Úc và các doanh nghiệp Việt kiều lớn tại Úc triển khai các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến thương mại, kết nối giao thương như tổ chức Ngày vải thiều Việt Nam tại Melbourne, Tuần vải thiều Việt Nam tại Sydney, vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại các khu vực có đông người Việt sinh sống, phát hành phim và các bộ ấn phẩm tiếng Anh quảng bá các sản phẩm nông thủy sản chất lượng có xuất xứ từ Việt Nam như xoài, vải thiều, thủy sản... Các hoạt động nêu trên đã được các Hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao, góp phần không nhỏ cho việc mở rộng thị phần xuất khẩu nông thủy sản tại thị trường Úc. Trong thời gian tới, bên cạnh công tác phát triển thị trường thông qua đàm phán tháo gỡ rào cản kỹ thuật, xúc tiến thương mại, quảng bá tuyên truyền... Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan liên quan triển khai công tác tìm kiếm, giới thiệu các tập đoàn lớn của Úc để chuyển giao mô hình công nghệ nông nghiệp tiên tiến của Úc phù hợp với nhu cầu thực tiễn của Việt Nam (công nghệ chế biến, công nghệ tái sử dụng phụ phẩm, công nghệ giống...), đặc biệt là nguồn giống tôm, rau, trái cây nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam; tiếp tục nghiên cứu thị trường Úc để tìm kiếm sản phẩm phù hợp của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối bán buôn, bán lẻ của Úc, góp phần đưa hàng nông sản thâm nhập sâu hơn vào thị trường này


Theo Việt Nam Biz

 Xem Thêm:
1.Thị trường nông sản Việt Nam bất ngờ giảm mạnh
2.160 tỷ USD Trung Quốc đầu tư nông sản như thế nào?
3.Trời ạ! nông sản Việt Nam xuất hết Trung Quốc rồi !!


Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Trời ạ! nông sản Việt Nam xuất hết Trung Quốc rồi !!

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc ngày một tăng, 5 tháng đầu năm xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 1,1 tỷ USD, chiếm gần 80% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.
Cụ thể, trong số hơn 1,4 tỷ USD đem lại từ xuất khẩu các mặt hàng rau quả của Việt Nam, có đến 1,1 tỷ USD là từ thị trường Trung Quốc, các thị trường khác như: Hàn Quốc chỉ đạt 40 triệu USD, Mỹ đạt 44 triệu USD và Nhật Bản đạt 43 triệu USD kim ngạch xuất khẩu rau quả.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam không tăng, vẫn giữ nguyên ở mức 1,4 tỷ USD, song xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã lấn lướt nhiều thị trường khác, mức tăng rất nhanh từ 700 triệu USD lên 1,1 tỷ USD (tăng gần 60% so với cùng kỳ trước).
Trời ạ! nông sản Việt Nam xuất hết Trung Quốc rồi !!
Thị trường nông sản Việt Nam vào vụ mùa thu hoạch.( Nguồn: Interner)
Ngoài thị trường Trung Quốc đang chiếm 80% lượng tiêu thụ rau quả của Việt Nam, các thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, hoa quả Việt vẫn rất chật vật tìm đường chinh phục. Bằng chứng là 5 tháng năm 2016, thị trường Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc xuất khẩu rau quả của Việt Nam lần lượt chỉ đạt từ 30 - 35 triệu USD/mỗi thị trường, cùng kỳ năm nay ba thị trường trên, xuất khẩu rau quả của Việt Nam mới chỉ nhích tăng lên từ 40 triệu USD đến 44 triệu USD, mức độ chỉ vài triệu USD.
Xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều nhưng không vui bởi giá xuất khẩu của Việt Nam vẫn thấp, gần 3/4 mặt hàng rau quả của Việt Nam xuất sang thị trường này là theo đường tiểu ngạch. Trong khi đó, bài toán được mùa mất giá lặp đi lặp lại, nhiều cuộc giải cứu đã diễn ra nhưng năm nào cũng tình trạng này cũng được tái diễn do thương nhân Trung Quốc phá giá.
Điều đáng lo hiện nay là nhiều loại hoa quả Việt Nam đang vào chính vụ thu hoạch, tại các địa phương miền Bắc, vụ vải thiều đang cận kề, nhãn lồng và xoài cũng đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch. Tại các địa phương phía nam, lúc này là chính vụ của nhiều loại hoa quả như: dưa hấu, sầu riêng, chôm chôm, vú sữa, và măng cụt...
Theo một số doanh nghiệp (DN) xuất khẩu vải từ Bắc Giang, thị trường tiêu dùng và người tiêu dùng Trung Quốc rất quan tâm đến các loại trái cây Việt Nam, giá bán tại thị trường này thực tế cao hơn so với trong nước khá nhiều, ngoài ra các quy định về bao bì, nhãn mác và an toàn vệ sinh thực phẩm cao hơn trước đây nên DN và người trồng trái cây Việt cần nâng cao chất lượng và chủ động thâm nhập thay vì giao cho thương lái Trung Quốc mua gom đầu mối.
Các DN cho rằng, xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc mỗi năm chỉ có 1 lần và cường độ xuất đơn hàng rất cao do vải chín rộ. Vì vậy, ngoài mùa vải DN khó xuất khẩu các mặt hàng khác vì nguồn cung không có. Kinh doanh theo mùa vụ nên DN không có sự chuyên nghiệp trong các quy trình thương mại quốc tế, phụ thuộc chính vào thương lái Trung Quốc, nên làm ảnh hưởng lớn đến giá thu mua vải.
"Mẫu hàng xuất khẩu vải tươi của Việt Nam sang Trung Quốc vào các siêu thị có giá trung bình khoảng 85.000 - 130.000 đồng/kg, (cá biệt có thời điểm lên 300.000 đồng/kg), giá trung bình đắt gấp từ 2 - 4 lần thời điểm giá vải đắt nhất là 45.000 đồng/kg (bán buôn đầu vào), mỗi tấn vải loại 1 được nhập bán vào siêu thị, DN Việt lãi gấp 2 đến 3 lần so với bán buôn cho đối tác Trung Quốc. Tuy nhiên, các siêu thị tại Trung Quốc cũng đòi hỏi quy trình sản xuất sạch, độ đồng đều, an toàn vệ sinh thực phẩm", ông Vũ Văn Hà, Đại diện doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều tại Bắc Giang cho hay.
Thực tế, hiện nhiều thông tin thị trường hoa quả, nông sản Trung Quốc có sức tiêu thụ lớn, song DN Việt Nam chủ yếu xuất theo kiểu mùa nào thức ấy. Số DN làm đầu mối cung cấp đơn hàng trực tiếp cho các DN bán lẻ Trung Quốc rất hiếm. Trong khi đó, cũng cùng chủng loại nhưng chuối, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm... của Thái Lan rất được người tiêu dùng Trung Quốc thích thú ở các siêu thị, kênh bán lẻ. Các mặt hàng này cũng cạnh tranh trực tiếp với các loại hoa quả cao cấp của Úc, New Zealand và Hàn Quốc ở Trung Quốc.
Nguồn: Báo VietNamBiz

Xem thêm:
1.160 tỷ USD Trung Quốc đầu tư nông sản như thế nào?
2.Thị trường nông sản Việt Nam bất ngờ giảm mạnh


Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

160 tỷ USD Trung Quốc đầu tư nông sản như thế nào?

Năm 2015 đánh dấu bước đầu tư nhập khẩu nông sản với tổng cộng giá trị đạt 160 tỷ USD. Vậy Trung Quốc nhập những gì để ra con số đó?

Nhu cầu về nông sản sẽ như thế nào ở một nước đông dân như Trung Quốc

Hiện nay, Trung Quốc đang có gần 1,4 tỷ dân và con số này vẫn tiếp tục tăng lên. Điều này đã khiến Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng khan hiếm đất đai và nước sạch, trong khi năng suất nông nghiệp đã gần chạm đỉnh, và tình trạng ô nhiễm đất và sông ngòi chưa được giải quyết.
160 tỷ USD Trung Quốc đầu tư nông sản như thế nào?

Nhu cầu về nông sản sẽ như thế nào ở một nước đông dân như Trung Quốc

Tầng lớp trung lưu của Trung Quốc hiện là lớn nhất thế giới. Theo nghiên cứu hồi năm 2013 của công ty tư vấn McKinsey, 75% dân số Trung Quốc (tương đương 700 triệu người) được dự báo sẽ nằm trong tầng lớp trung lưu vào năm 2022, so với mức 68% của năm 2012.

Với thu nhập bình quân hộ gia đình trong khoảng 9.000 - 34.000 USD/năm (số liệu năm 2012), giới trung lưu Trung Quốc có nhu cầu rất lớn về thực phẩm đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể cung cấp đủ để đáp ứng nhu cầu này.

Theo McKinsey, tầng lớp thượng trung lưu (upper middle class) hiện chỉ chiếm 14% số hộ gia đình ở các thành thị Trung Quốc, khá ít nếu so với tầng lớp trung lưu bình thường (mass middle class). Tuy nhiên, tới năm 2022, McKinsey ước tính tầng lớp thượng trung lưu sẽ vươn lên chiếm 54% số hộ gia đình ở thành thị.

Để đảm bảo đủ nguồn cung thực phẩm, các doanh nghiệp Trung Quốc đang di chuyển ra nước ngoài để tìm kiếm nguồn cung thị trường nông sản mới. Một số đã khảo sát cơ hội, hoặc đã đầu tư vào Argentina, Brazil và Canada.

Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới. Năm 2015, Trung Quốc nhập khẩu lượng hàng nông sản trị giá 160 tỷ USD và xuất khẩu 73 tỷ USD, theo số liệu của WTO.

Nguồn cung từ đâu?

Các mặt hàng nông sản được Trung Quốc nhập nhiều nhất là đậu nành, thịt, ngũ cốc và sữa. Năm 2016, Brazil và Mỹ chiếm phần lớn lượng đậu nành nhập khẩu vào Trung Quốc, còn Nga và Canada dẫn đầu về cá, New Zealand về sữa. Dưới đây là một số mặt hàng nông sản quan trọng và các nước cung cấp hàng đầu cho Trung Quốc:

- Đậu nành (38,3 tỷ USD): Brazil, Mỹ, Argentina và Canada.

- Cá và thủy sản (6,9 tỷ USD): Nga, Canada, New Zealand, Nauy và Indonesia.

- Nước giải khát và đồ uống có cồn (4,9 tỷ USD): Pháp, Mỹ, Úc, Đức, Chile, Tây Ban Nha.

- Ngũ cốc, bột mì, chế phẩm từ sữa (4,6 tỷ USD): Hà Lan, Ireland, New Zealand, Đức, Hàn Quốc, Đan Mạch, Singapore và Indonesia.

- Cao lương, lúa mạch, lúa mì và bắp (4,1 tỷ USD): Mỹ, Úc.

- Các sản phẩm sữa (3,5 tỷ USD): New Zealand, Úc, Pháp, Mỹ và Đức.

- Thịt heo (3,2 tỷ USD): Đức, Tây Ban Nha, Mỹ, Đan Mạch và Canada.

- Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (3,1 tỷ USD): Mỹ, Peru, Việt Nam, Canada và Thái Lan. Bột cá là thành phần chính.

- Thịt bò (2,5 tỷ USD): Brazil, Uruguay, Úc, New Zealand và Argentina.

- Nội tạng động vật (2,5 tỷ USD): Mỹ, Đức, Đan Mạch, Canada và Tây Ban Nha.

- Các chế phẩm thực phẩm khác (2,2 tỷ USD): Mỹ, Việt Nam, Úc, Thái Lan và Đài Loan. Xuất khẩu của Việt Nam bao gồm chiết xuất cà phê.

- Đường (1,5 tỷ USD): Brazil, Cuba, Hàn Quốc và Thái Lan.

- Thịt gà (1,3 tỷ USD): Brazil.

- Trái cây và rau quả (981 triệu USD): Mỹ, Hàn Quốc, Brazil, Thái Lan, Việt Nam và Philippines.

Cơ hội của ASEAN

Nguồn cung từ ASEAN chiếm khoảng 17% thị phần nông sản nhập khẩu vào Trung Quốc, tương đương 18 tỷ USD.

Trong khu vực Đông Nam Á, các nước xuất khẩu nông sản nhiều nhất sang Trung Quốc là: Thái Lan (6,2 tỷ USD), Indonesia (4,1 tỷ USD), Việt Nam (3 tỷ USD), Malaysia (2,6 tỷ USD), Philippines (618 triệu USD), Singapore (419 triệu USD).

Các nước có mặt hàng nông sản xuất khẩu đa dạng nhất là Thái Lan, Indonesia và Việt Nam nhờ có chiến lược tập trung vào năng suất và đa dạng hóa sản phẩm.

Các nhóm hàng mà Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất từ khu vực ASEAN là:

- Dầu cọ (7 tỷ USD): Indonesia, Malaysia.

- Trái cây và các loại hạt (5,9 tỷ USD): Thái Lan, Việt Nam và Philippines. Xuất khẩu của Thái Lan thống trị về sầu riêng và nhãn. Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là thanh long và nhãn. Philippines cung cấp chuối và trái thơm. Chile, Mỹ, New Zealand và Úc cũng là những nhà cung cấp các sản phẩm trái cây ôn đới chính.

- Cao su tự nhiên (3,4 tỷ USD): Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Myanmar và Lào.

- Sắn chiên (1,8 tỷ USD): Thái Lan, Canada và Việt Nam.

- Gạo (1,6 tỷ USD): Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và Campuchia.

- Bột sắn (892 triệu USD): Thái Lan và Việt Nam.

- Cacao (685 triệu USD): Malaysia, Indonesia, Singapore.

- Cà phê (494 triệu USD): Việt Nam, Malaysia.
Xem Thêm: Thị trường nông sản Việt Nam bất ngờ giảm mạnh


Theo: Báo VietNamBiz

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Thị trường nông sản Việt Nam bất ngờ giảm mạnh

Trên thị trường nông sản ngày 3/6, giá hồ tiêu Việt Nam bất ngờ giảm mạnh tới 8.000 đồng sau hơn một tuần chững lại, giá tại các vùng nguyên liệu lớn đồng loạt về dưới ngưỡng 80.000 đồng/kg; trong khi đó, giá cà phê arabica tiếp tục mất thêm hơn 1% về đáy.
Thị trường nông sản Việt Nam bất ngờ giảm mạnh

Giá tiêu đen cũng cùng chung số phận với các sản phẩm nông sản khác

Cập nhật giá nông sản ngày 3/6.

Trên thị trường hồ tiêu, giá thu mua tại các vùng nguyên liệu lớn ở phía nam bất ngờ giảm 5.000 – 8.000 đồng/kg về lại đáy của 6 năm qua, dao động trong khoảng 72.000 – 76.000 đồng/kg. Đây là ngày giảm đầu tiên của hồ tiêu sau hơn một tuần chững giá.
Thị trường nông sản Việt Nam bất ngờ giảm mạnh

Giá hồ tiêu tại Việt Nam (Nguồn: tintaynguyen.com)

Ngược lại tại Ấn Độ, xu hướng tăng giá vẫn tiếp diễn trên thị trường hồ tiêu vì nguồn cung tiêu chất lượng cao ngày càng hạn chế.

Theo đó, giá tiêu giao ngay tại Ấn Độ tăng thêm 300 rupee trong phiên hôm qua, lên 50.200 rupee/tạ (hàng chưa chọn lọc) và 52.200 rupee/tạ (hàng đã chọn lọc). Giá tiêu xuất khẩu của Ấn Độ sang châu Âu và Mỹ cũng giữ vững đà tăng, lần lượt lên 8.400 USD/tấn và 8.650 USD/tấn.

Trên thị trường cà phê, giá cà phê trên hai sàn ICE chốt phiên hôm qua trái chiều. Trong khi giá robusta giao tháng 7 không đổi và vẫn dưới ngưỡng hỗ trợ 2.000 USD/tấn, giá arabica giao trong cùng kỳ tiếp tục mất thêm 1,68% về thấp nhất một năm ở 125,55 Uscent/pound.

Như vậy chỉ trong hai phiên vừa qua, giá arabica đã lần lượt rớt khỏi hai ngưỡng quan trọng là 130 và 128 Uscent/pound. Điều này sẽ càng gây áp lực bán tháo lên sàn arabica trong tuần tới, sau khi đã giảm 4,3% trong tuần này.

Giá arabica ghi nhận 3 phiên giảm mạnh liên tiếp bất chấp những cảnh báo mới của Hội đồng Quản lý Cà phê Brazil (Cepea) về khả năng vụ arabica hiện tại của nước này sẽ thiệt hại lớn vì đợt mưa hồi cuối tháng 5. Mưa lớn sẽ trì hoãn tiến độ thu hoạch cũng như kéo giảm chất lượng của hạt cà phê.

“Tại Brazil, những người thu hoạch cà phê sớm hơn dự kiến đang phải dừng lại, còn những người chuẩn bị thu hoạch cũng phải quyết định chờ mưa ngừng. Tại một số khu vực ở Minas Gerais, bang trồng arabica lớn của Brazil, đã có 10 – 20% số hạt cà phê bị rụng. Tình hình thời tiết hiện tại có thể sẽ ảnh hưởng tới tổng sản lượng cà phê của niên vụ hiện tại,” Cepea nhận định.

Một yếu tố tiêu cực khác với thị trường cà phê là nhu cầu tiêu thụ suy yếu. Người mua e ngại mua cà phê vào thời điểm hiện tại để chờ xem giá sẽ xuống đến mức nào nữa.

“Nhu cầu tiêu thụ vẫn rất yếu ớt vì phần lớn các doanh nghiệp rang xay cà phê không mua nhiều trên thị trường giao ngay,” chuyên gia phân tích Jack Scoville tại công ty Price Futures cho hay.

Trong khi đó, nguồn cung cà phê trên thị trường có vẻ rất dồi dào. Điển hình là, xuất khẩu cà phê của Honduras đã tăng tới 51% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 5, đưa tổng xuất khẩu 5 tháng đầu năm lên 5,02 triệu bao 60kg, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chung xu hướng đi ngang với sàn robusta, giá thu mua cà phê tại phần lớn vùng nguyên liệu lớn ở Việt Nam đều không đổi so với hôm qua, dao động trong khoảng 42.700 – 43.300 đồng/kg ở khu vực Tây Nguyên. Riêng giá robusta loại 1 tại TP HCM tăng nhẹ 200 đồng lên 45.600 đồng/kg.
Thị trường nông sản Việt Nam bất ngờ giảm mạnh

Giá cà phê tại Việt Nam (Nguồn: tintaynguyen.com)


Trên thị trường đường thô, giá đã phục hồi nhẹ trong phiên hôm qua nhưng vẫn ở gần mức thấp nhất hơn 13 tháng. Giá phục hồi nhờ xuất hiện lực mua mới trên thị trường và hiện tượng bán khống.

Nguồn: Báo Vietnambiz