Trang

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

Bị chặn thu thập dữ liệu người dùng, CEO Facebook chỉ trích Apple đang thiên vị Google hơn

  nguon https://vietnambiz.vn/bi-chan-thu-thap-du-lieu-nguoi-dung-ceo-facebook-chi-trich-apple-dang-thien-vi-google-hon-20220210115029362.htm


Hàng năm, Apple nhận hàng tỷ USD tiền từ Google để duy trì công cụ tìm kiếm mặc định trên các thiết bị iPhone.
Gặp khó trong thu thập dữ liệu quảng cáo, Facebook đổ vạ Apple thiên vị Google - Ảnh 1.

Meta cho rằng chính sách mới của Apple đang "thiên vị" Google. (Ảnh: KnowTechie).

Theo Bloomberg, Meta đưa ra các cáo buộc với Apple khi cho rằng nhà sản xuất iPhone đang thiên vị Google, khi các chính sách quyền riêng tư mới trên iOS gần như không gây ra tác động tới hoạt động kinh doanh quảng cáo của công cụ tìm kiếm này.

Cụ thể, đối với người dùng iPhone, họ có quyền cấp phép cho các ứng dụng như Facebook có thể theo dõi hành vi trên mạng xã hội nhưng với Google thì không, điều đó khiến các nhà quảng cáo ưu tiên cho công cụ tìm kiếm này hơn.

Meta đã có khởi đầu năm Nhâm Dần không hề suôn sẻ. Ngày 3/2, vốn hóa thị trường của công ty bị thổi bay khoảng 251 tỷ USD sau khi công bố báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất. Theo đó, Meta dự đoán họ sẽ lỗ 10 tỷ USD doanh thu quảng cáo trong năm nay do chính sách quyền riêng tư của Apple.

Hồi giữa năm ngoái, nhà sản xuất điện thoại iPhone đã đưa ra chính sách yêu cầu các ứng dụng buộc phải hỏi ý kiến người dùng trước khi tiến hành thu thập dữ liệu hành vi trên internet của họ, điều này đã gây ra tác động lớn đối với các ứng dụng như Facebook, Instagram...

Các nền tảng này dựa vào những thông tin họ thu thập được để tiến hành tối ưu quảng cáo và nếu không có dữ liệu đó, Meta sẽ phải chi tiền nhiều hơn để đạt được hiệu quả tương tự. Trong một báo cáo ban đầu, Meta cho biết khoảng 95% người dùng iPhone từ chối bị theo dõi hành vi trên mạng.

Doug Zarkin, Giám đốc tiếp thị của Pearle Vision ước tính rằng các chiến dịch quảng cáo trên Facebook và Instagram đắt hơn năm ngoái từ 15% đến 30%.

Về phía Google, sau chính sách mới của Apple vào năm ngoái, công ty đã quyết định sẽ không sử dụng dữ liệu thu thập từ người dùng iPhone nữa. Cụ thể, công cụ tìm kiếm này không cần thu thập dữ liệu từ các bên thứ ba như Facebook để tối ưu quảng cáo. Bởi họ có hệ điều hành Android và thị trường quảng cáo của riêng mình.

Khi người dùng thực hiện hành động tìm kiếm, Google sẽ dựa vào đó để tiến hành các hoạt động quảng cáo sản phẩm liên quan, chính điều này đã thúc đẩy nhiều nhà quảng cáo lựa chọn Google thay vì Facebook.

Rick Watson, Giám đốc điều hành của RMW Consulting cho biết: "Google luôn đến đúng nơi vào đúng thời điểm. Tính hiệu quả khiến họ là đơn vị nhận được nhiều tiền quảng cáo nhất." 

Ngoài ra, theo Bloomberg, việc thiếu dữ liệu theo dõi cũng đồng nghĩa với việc Meta đang cho thấy các quảng cáo của họ kém hiệu quả trong việc tạo ra doanh số, điều này khiến chúng trở nên kém giá trị hơn. 

CEO Facebook, bà Sheryl Sandberg nói rằng Facebook đang gặp khó với việc điều chỉnh và quan sát hành vi quảng cáo trong kỳ nghỉ lễ - giai đoạn mua sắm sôi động nhất trong năm.

Việc chú trọng ngăn chặn dữ liệu người dùng bị chuyển sang cho bên thứ 3 của Apple đã có từ lâu song việc này không chỉ ảnh hưởng tới mỗi Facebook. Tuy nhiên, do Facebook dựa vào dữ liệu nhiều hơn so với những ứng dụng khác nên việc họ phải chịu tác động lớn hơn là điều có thể nhìn thấy.

Trong khi Meta đang "kêu gào" thì đối thủ của họ dường như vẫn chưa thấy quá nhiều sự ảnh hưởng. Snap cho biết họ đã thúc đẩy các nhà quảng cáo trên ứng dụng Snapchat của mình hướng tới các công cụ đo lường mới của Apple để theo dõi chuyển đổi quảng cáo. 

Giám đốc tài chính của Pinterest, Todd Morgenfeld nói rằng những thay đổi của Apple chưa có tác động đáng kể đến hoạt động quảng cáo của công ty, nhưng ông cũng thừa nhận điều đó sẽ tới. "Trong tương lai về lâu dài thì chúng tôi khó tránh khỏi những tác động của chính sách này", lãnh đạo Pinterest nói.

Việc không bị ảnh hưởng bởi Apple đã giúp Google đạt doanh thu quảng cáo quý IV vượt quá kỳ vọng. Trong quý IV vừa rồi, dịch vụ quảng cáo của Google mang về 61,2 tỷ USD doanh thu, tăng 33% so với 46,2 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.

"Chúng tôi tin rằng hoạt động kinh doanh quảng cáo đi kèm kết quả tìm kiếm của Google có thể được hưởng lợi hơn so với các dịch vụ của chúng tôi, vốn phải đối mặt với một loạt hạn chế khác nhau từ Apple", Giám đốc tài chính Meta Dave Wehner cho biết.

Ông ám chỉ rằng Apple đã cố tình "thiên vị" hơn với Google vì gã khổng lồ tìm kiếm trả tiền cho Apple để sử dụng Google làm sản phẩm tìm kiếm mặc định trên iPhone. 

"Việc Apple tiếp tục lấy hàng tỷ USD mỗi năm từ các quảng cáo của Google Tìm kiếm, rõ ràng là có động cơ khuyến khích sự khác biệt về chính sách này tiếp tục diễn ra", lãnh đạo Meta nói.


Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022

Hành trình làm Bphone của BKAV: Bị chục công ty chip từ chối, mất gần 7 năm để làm việc với 200 nhà cung ứng linh kiện

  nguon https://vietnambiz.vn/hanh-trinh-lam-bphone-cua-bkav-bi-chuc-cong-ty-chip-tu-choi-mat-gan-7-nam-de-lam-viec-voi-200-nha-cung-ung-linh-kien-20220208111627537.htm


CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng khẳng định rằng quá trình làm ra chiếc Bphone không hề đơn giản và khiến ông cảm thấy căng thẳng, thậm chí năng hơn cả bệnh trầm cảm.

Mới đây, xuất hiện trong chương trình CafeTalk số đặc biệt: Phá vỡ định kiến, ông Nguyễn Tử Quảng, CEO BKAV đã có những chia sẻ về quá trình xây dựng thương hiệu điện thoại Bphone.

Ý tưởng về một chiếc smartphone

Ông Quảng chia sẻ bản thân bắt đầu nghĩ đến việc sản xuất smartphone từ năm 2009. Ông tự nhận mình là một trong những người đầu tiên tại Việt Nam sử dụng smartphone. Ngay từ những năm 2001, ông Quảng đã được tiếp xúc với một thiết bị hỗ trợ cầm tay của HP,  tương tự như những chiếc smartphone hiện đại nhưng không có chức năng nghe gọi.

"Ngày đó tôi nghĩ rằng thiết bị này phải nghe gọi thì mới trở nên phổ biến được. Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ rằng đó không phải là lĩnh vực của mình. Tôi chỉ nghĩ vậy và coi đó là công việc của người khác. Bẵng đi một thời gian, hãng HP đã thêm ăng ten vào thiết bị đó và trở thành chiếc điện thoại mới. Tôi đã trăn trở, nhưng vẫn nghĩ rằng đây là công việc của người khác và chờ đợi", ông Quảng cho biết.

Năm 2007, iPhone bắt đầu trở nên phổ biến. Ông Quảng chia sẻ thời điểm đó đã nhận thấy tiềm năng của thị trường, nhưng vẫn chờ đợi Apple sửa đổi, nâng cấp. Tuy nhiên, sau đó ông nhận ra smartphone sẽ trở thành thứ nằm trong túi mỗi người trên toàn thế giới trong tương lai.

"Khi đó, tôi quyết định phải tham gia và không thể bỏ lỡ cơ hội. Tôi họp tất cả mọi người và phân tích liệu công ty có thể làm ra những chiếc điện thoại được không. Sau khi đội thiết kế của công ty đi nghiên cứu và báo cáo lại, tôi mới quyết định sẽ bắt tay vào làm điện thoại", ông Quảng kể.

Hành trình làm Bphone của BKAV: Bị chục công ty chip từ chối, mất gần 7 năm để làm việc với 200 nhà cung ứng linh kiện - Ảnh 1.

Thiết bị cầm tay đầu tiên của HP tương tự smartphone ngày nay. (Ảnh: NewMobile).

Khó khăn trong quá trình sản xuất Bphone

Chia sẻ về khó khăn trong quá trình làm điện thoại, lãnh đạo BKAV tự ví bản thân giống như "người điếc không sợ súng". Ông Quảng thừa nhận làm ra một chiếc điện thoại cần rất nhiều công đoạn khác nhau, đòi hỏi một chuỗi cung ứng phù hợp.

"Đầu tiên, tôi biết đến vấn đề là chip. Thời điểm đó, đa số các hãng điện thoại đều sử dụng chip của Qualcomm. Ngay lập tức tôi cử người sang để đàm phán và nghĩ rằng có người mua thì họ sẽ bán. 

Tuy nhiên, thực tế họ đã từ chối khéo chúng tôi. Khi đó tôi không hiểu vì sao lại như vậy, nhưng sau này thì đã hiểu rằng họ chỉ hỗ trợ những người có đủ tiềm lực và năng lực", ông Quảng kể về gáo nước lạnh đầu tiên.

Thời gian sau đó, ông cùng đội ngũ nhân viên đã gửi email cho hơn 10 nhà sản xuất chip trên thế giới, bao gồm cả những cái tên nổi tiếng như Intel, MediaTek,… Cuối cùng, ông nhận được sự hỗ trợ từ một công ty chuyên sản xuất chip cho ngành công nghiệp của Mỹ là Freescale.

Dựa vào nguồn lực của Freescale, BKAV đã sản xuất ra một chiếc Tablet. Dẫu vậy, chip của Freescale không đủ để giúp công ty sản xuất điện thoại. Cuối cùng, năm 2012, ông Quảng quyết định quay trở lại với Qualcomm. Như vậy, BKAV mất khoảng 3 năm (2009 – 2012) chỉ để chuẩn bị cho một thiết bị duy nhất trên điện thoại là chip.

Giai đoạn ba năm tiếp theo, BKAV tiếp tục làm việc để hoàn thiện chip cho những chiếc Bphone đầu tiên. Theo ông Quảng, trong giai đoạn 6 năm rưỡi, BKAV đã thuyết phục được khoảng 200 nhà cung ứng khác, cung cấp các linh kiện khác nhau cho chuỗi cung ứng sản xuất điện thoại của công ty.

Hành trình làm Bphone của BKAV: Bị chục công ty chip từ chối, mất gần 7 năm để làm việc với 200 nhà cung ứng linh kiện - Ảnh 2.

Bên trong nhà máy sản xuất Bphone. (Ảnh: BKAV).

"Sản xuất một chiếc điện thoại cũng giống như xây một ngôi nhà. Không ai sản xuất cát, sỏi, xi măng mà xây được nhà cả. Điện thoại cũng vậy, cả BKAV cùng hơn 200 nhà cung ứng khác cùng hợp lực mới có thể sản xuất ra một chiếc điện thoại hoàn chỉnh. Ngay cả Apple hay Samsung cũng làm như vậy thôi", CEO BKAV nhấn mạnh.

Khi ra mắt sản phẩm Bphone đầu tiên, BKAV và cá nhân ông Nguyễn Tử Quảng đã nhận phải nhiều phản ứng trái chiều, thậm chí là bị "ném đá". "Gần hai năm sau khi ra mắt sản phẩm đầu tiên, tôi bị stress. Thậm chí tôi còn không lên công ty, nặng hơn cả mức trầm cảm. Tuy nhiên, tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện từ bỏ vì tôi đã nghĩ rất kỹ và còn sự quyết tâm. 

Trong suốt hai năm, tôi điều hành công ty từ xa và suy ngẫm sự đời, triết học. Tôi không hiểu vì sao mình làm mọi thứ như vậy mà vẫn bị chửi. Đó là lý do tôi quyết tâm tìm ra gốc rễ vấn đề. Một việc lớn chắc chắn bị ném đá, nhưng bị ném đá thì chưa chắc là việc lớn", ông Quảng nhớ lại.

Ra mắt tại CES 2015

CES là Triển lãm công nghệ tiêu dùng hàng đầu thế giới, nơi mà hãng xe Việt VinFast vừa giới thiệu những mẫu xe điện mới vào đầu năm 2022. Tuy nhiên, trước đó, một hãng công nghệ Việt khác chính là BKAV đã chọn CES 2015 để làm nơi ra mắt mẫu concept về mẫu Bphone đầu tiên.

"Khi tôi thương mại phần mềm diệt virus, tôi đã hiểu tâm lý người Việt Nam. Người Việt Nam mình có tâm lý mình là một nước nghèo nên hướng tới mọi thứ đều rẻ. Khi một công ty Việt làm ra sản phẩm, chúng ta luôn nghĩ rằng sản phẩm đó phải rẻ. 

Ngược lại, nếu sản phẩm đó có giá cao, họ sẽ bảo rằng công ty đó 'hút máu, kiếm tiền'. Tuy nhiên, các bạn như vậy là không hiểu về kinh doanh để làm ra của cải cho xã hội. Giá rẻ thì sẽ hạn chế rất nhiều thứ và xã hội không phát triển", lãnh đạo BKAV nhấn mạnh.

Để xuất hiện tại một trong những triển lãm công nghệ lớn nhất thế giới, ông Quảng khẳng định mức chi phí mà các công ty phải chi ra sẽ tương đối cao. Ngoài ra, bất kỳ đơn vị nào muốn tham dự cũng phải đăng ký trước hàng năm trời.

"Khi đăng ký như vậy, có rất nhiều ràng buộc, ví dụ như sản phẩm của mình đã sẵn sàng chưa hay mình phải chuẩn bị như thế nào. Không đơn giản để xuất hiện tại CES", CEO BKAV nhấn mạnh.

Mời Vingroup cùng đầu tư

"Thực ra năm 2017, trong quá trình làm Bphone, tôi có viết một bức thư mời Vingroup tham gia cùng đầu tư. Tuy nhiên, sau đó hai bên không thống nhất được quy trình. Và sau đó bên họ cũng tự làm smartphone", ông Quảng nói thêm về lời mời Vingroup đầu tư vào Bphone.

Theo ông Quảng, làm công nghệ phải bắt đầu tư công nghệ. Ông cho biết đã chi ra cả nghìn tỷ đồng để làm sản phẩm, nhưng BKAV thời điểm đó chính xác là thiếu tiền mặt vời con số vài nghìn tỷ đồng trong ngành điện thoại chỉ là một con số rất nhỏ.

"Chúng tôi chỉ có vài nghìn tỷ đồng nhưng đã làm ra được những chiếc điện thoại thông minh. Đây là sự nỗ lực, quyết tâm của tất cả mọi người, góp phần phát triển ngành công nghệ Việt Nam", ông Quảng nhấn mạnh. 


Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2022

Samsung đạt doanh thu kỷ lục

  nguon https://vietnambiz.vn/samsung-dat-doanh-thu-ky-luc-20220127081505091.htm


Samsung Electronics đã ghi nhận doanh thu quý IV/2021 cao kỷ lục, góp phần tạo nên cột mốc mới cho doanh thu của tập đoàn trong cả năm.
Ông lớn Samsung Electronics đạt doanh thu kỷ lục năm tài chính 2021, sẽ đẩy mạnh sản phẩm điện thoại màn gập và màn hình QD trong năm nay - Ảnh 1.

Samsung Electronics ghi nhận doanh thu kỷ lục trong năm tài chính 2021. (Ảnh: Dailysabah).

Samsung Electronics hôm nay đã báo cáo kết quả tài chính cho quý IV và năm tài chính 2021. Công ty đạt doanh thu hợp nhất 76.570 tỷ won (hơn 63,5 tỷ USD) và lợi nhuận 13.870 tỷ won (hơn 11,5 tỷ USD) trong quý IV/2021. 

Đây là mức doanh thu cao nhất lịch sử tính theo quý. Lũ kế cả năm, công ty báo cáo doanh thu 279.600 tỷ won (hơn 232 tỷ USD), mức cao lịch sử mới và lợi nhuận 51.630 tỷ won (gần 43 tỷ USD).

Doanh thu quý IV tăng trưởng chủ yếu nhờ mảng kinh doanh thành phẩm, với việc mở rộng doanh số bán điện thoại thông minh cao cấp, bao gồm điện thoại có thể gập, cũng như TV và thiết bị gia dụng. 

Trong khi đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm so với quý III/2021 do khoản chi thưởng đặc biệt cho nhân viên, nhưng vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2020, được thúc đẩy bởi các doanh nghiệp bán dẫn.

Thu nhập tại bộ phận kinh doanh Bộ nhớ giảm so với quý trước do giá giảm ở một mức độ nhất định. Mảng Foundry Business đã công bố một kỷ lục mới về doanh thu hàng quý, trong khi lợi nhuận giảm nhẹ so với quý trước do sự gia tăng chi phí liên quan đến việc đẩy mạnh các quy trình tiên tiến.

Mảng kinh doanh Display Panel ghi nhận thu nhập tiếp tục được cải thiện đối với các tấm nền di động, trong khi chịu thua lỗ ở các tấm nền lớn do sự giảm giá của màn hình LCD và chi phí liên quan đến màn hình QD.

Doanh thu của mảng kinh doanh Mobile eXperience (MX) tăng nhẹ nhờ doanh số bán các sản phẩm cao cấp như điện thoại có thể gập và các sản phẩm khác trong hệ sinh thái Device. Dù vậy, lợi nhuận vẫn giảm so với quý trước do chi phí tiếp thị và quảng cáo tăng. Kết quả mảng kinh doanh Networks cải thiện so với quý trước khi doanh thu cho cả các doanh nghiệp trong nước và toàn cầu đều tăng.

Các doanh nghiệp CE đã công bố doanh thu quý IV cao kỷ lục do doanh số bán sản phẩm cao cấp tăng mạnh, nhưng lợi nhuận giảm nhẹ theo quý do chi phí tăng.

Kế hoạch quý I năm tài chính 2022

Trong quý đầu tiên của năm tài chính 2022, mảng kinh doanh Bộ nhớ sẽ tập trung vào việc tối đa hóa chất lượng của danh mục kinh doanh thông qua việc bán các sản phẩm nút nâng cao để hỗ trợ phục hồi nhu cầu máy chủ và PC, mặc dù những bất ổn có khả năng vẫn tiếp diễn. 

Hệ thống LSI Business sẽ tìm cách cung cấp các SoC và CIS cần thiết cho các sản phẩm chính của khách hàng, trong khi Foundry Business sẽ tìm cách mở rộng nguồn cung bằng cách cải thiện sản xuất và năng suất ở các quy trình tiên tiến.

Với mảng kinh doanh Display Panel, màn hình di động được kỳ vọng sẽ mang lại kết quả cải thiện so với năm trước, được thúc đẩy bởi các bản phát hành điện thoại thông minh mới cũng như việc mở rộng cơ sở khách hàng mua điện thoại gập. Với các sản phẩm màn hình lớn, tổn thất có thể được giảm thiểu một phần khi công ty hướng đến sản xuất hàng loạt màn hình QD.

Mảng kinh doanh MX dự kiến sẽ mang lại tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bất chấp những hạn chế về nguồn cung, được thúc đẩy bởi việc phát hành mẫu điện thoại mới cũng như doanh số cao hơn của điện thoại thông minh 5G trên thị trường đại chúng. Ngoài ra, máy tính bảng và các thiết bị đeo tay cũng là những sản phẩm tiềm năng. Đối với mảng kinh doanh Networks, ông lớn Hàn Quốc đặt mục tiêu giành được các cơ hội mới từ các khách hàng châu Âu và những khu vực khác.

Các đơn vị liên quan đến Visual Display và Digital Appliances sẽ tìm cách cải thiện lợi nhuận bằng cách tập trung vào việc bán các sản phẩm cao cấp, mở rộng các sản phẩm danh mục mới cũng như phần bán hàng trực tuyến.

Kế hoạch cả năm 2022

Năm 2022, giữa kỳ vọng nhu cầu công nghệ thông tin (CNTT) toàn cầu sẽ phục hồi, các công ty con của tập đoàn sẽ tăng cường sản xuất các quy trình tiên tiến và nâng cao vị thế dẫn đầu trong các sản phẩm và công nghệ thế hệ tiếp theo. 

Trong lĩnh vực kinh doanh thành phẩm, Samsung Electronics sẽ củng cố dòng sản phẩm phân khúc cao cấp và tạo ra trải nghiệm người dùng mới bằng cách tăng cường khả năng kết nối giữa các thiết bị. Tuy nhiên, những thách thức liên quan đến vấn đề nguồn cung và COVID-19 có thể vẫn tồn tại.

Trong mảng kinh doanh Bộ nhớ, nhu cầu dự kiến sẽ tăng lên khi các doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào CNTT. Tập đoàn của Hàn Quốc sẽ mở rộng cung cấp các sản phẩm hiệu suất cao và tăng cường ứng dụng công nghệ EUV trong ngành để củng cố khả năng cạnh tranh về chi phí và dẫn đầu thị trường. 

Hệ thống LSI Business sẽ củng cố đội hình các SoC và Foundry Business hướng tới mục tiêu tăng trưởng thị trường bằng cách mở rộng vị trí dẫn đầu về công nghệ với việc sản xuất hàng loạt quy trình GAA thế hệ thứ nhất.

Đối với mảng kinh doanh Display Panel, nhu cầu về OLED dự kiến sẽ tăng lên với sự thâm nhập cao hơn của mạng 5G và sự tăng trưởng của thị trường màn hình gập. Đối với các tấm màn lớn, Samsung Electronics sẽ nỗ lực để đảm bảo vị trí dẫn đầu công nghệ trong phân khúc cao cấp với màn hình QD. Ngoài ra, tập đoàn cũng đóng dây chuyền sản xuất LCD theo kế hoạch.

Mảng kinh doanh MX đặt mục tiêu tăng thị phần bằng cách tập trung vào những đổi mới trong các sản phẩm hàng đầu cũng như cung cấp trải nghiệm người dùng khác biệt. Doanh nghiệp cũng sẽ mở rộng việc bán các sản phẩm trong hệ sinh thái Device bằng cách nâng cao giá trị mang lại cho khách hàng. Đối với mảng kinh doanh Network, Samsung Electronics sẽ tập trung vào việc nắm bắt nhu cầu về mạng 5G và giành được khách mới.

Đối với Visual Display và Digital Appliances, doanh nghiệp sẽ củng cố hơn nữa vị trí dẫn đầu thị trường và tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách tiếp tục mở rộng doanh số bán các sản phẩm cao cấp, chẳng hạn như Neo QLED và Bespoke, đồng thời cũng tăng cường bán TV Lifestyle và các sản phẩm thiết bị gia dụng mới.

Nguồn vốn chi tiêu của Samsung Electronics vào năm 2021 đạt tổng cộng 48.200 tỷ won (hơn 40 tỷ USD), bao gồm 43.600 tỷ won (hơn 36 tỷ USD) cho chất bán dẫn và 2.600 tỷ won (hơn 2 tỷ USD) cho màn hình. 

Các khoản chi tiêu cho bộ nhớ tập trung vào việc mở rộng dung lượng và thay đổi quy trình tại các trung tâm ở Pyeongtaek và Xi'an để giải quyết nhu cầu về các nút nâng cao, bao gồm cả DRAM 15 nanomet dựa trên EUV và V-NAND thế hệ thứ 6. 

Chi tiêu cho xưởng đúc tập trung vào việc mở rộng công suất cho các nút EUV 5 nanomet. Đối với màn hình, doanh nghiệp đầu tư tập trung vào các mô-đun di động và màn hình QD.


Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2022

Phu nhân ông Phạm Nhật Vượng: Người đồng cam cộng khổ xây dựng nhà máy tại Ukraine tới đế chế Vingroup ở Việt Nam

  nguon https://vietnambiz.vn/phu-nhan-ong-pham-nhat-vuong-nguoi-dong-cam-cong-kho-xay-dung-nha-may-tai-ukraine-toi-de-che-vingroup-o-viet-nam-20220121090450115.htm


Bà Phạm Thu Hương đã đồng hành cùng chồng là tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup từ những ngày đầu khởi nghiệp tại Ukraine.

Tối 20/1, tại lễ trao giải thưởng khoa học công nghệ toàn cầu VinFuture được tổ chức tại Hà Nội, bà Phạm Thu Hương, phu nhân tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã có lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng.

Trước đó bà Phạm Thu Hương được biết tới là một nhân vật kín tiếng, hầu như không xuất hiện trước công chúng và chưa từng để lộ hình ảnh trên truyền thông. 

Năm 2020, bà Phạm Thu Hương cùng chồng đã thành lập Quỹ và Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture với sứ mệnh tôn vinh và hỗ trợ các nghiên cứu khoa học công nghệ mang tính đột phá, đã đóng góp hoặc có tiềm năng đóng góp cho cuộc sống của hàng triệu người trên trái đất trở nên tốt đẹp hơn, đồng thời kiến tạo môi trường sống bền vững cho thế hệ tương lai. Quỹ VinFuture có giải thưởng thường niên lên tới 4,5 triệu USD.

Chân dung phu nhân tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Ảnh 1.

Bà Phạm Thu Hương cùng chồng xuất hiện tại lễ trao giải VinFuture hôm 20/1. (Ảnh: Báo Thanh Niên).

Cùng chồng gầy dựng sự nghiệp kinh doanh ở trời Âu

Bà Phạm Thu Hương sinh năm 1969 tại Hà Nội. Bà tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Quốc gia Kiev (Ukraine) với bằng Thạc sĩ Luật quốc tế. Trong khoảng thời gian du học, bà Phạm Thu Hương quen ông Phạm Nhật Vượng thông qua các nhóm du học sinh ở Moscow, sau đó họ yêu nhau và kết hôn. 

Sau khi tốt nghiệp, bà Hương không quay về nước mà cùng chồng ở lại thủ đô của nước Nga để lập nghiệp. Khi đó, hai vợ chồng chủ yếu kinh doanh các sản phẩm áo gió được nhập từ Việt Nam. Thời gian ban đầu việc kinh doanh diễn ra khá suôn sẻ nhưng sau đó, do thị trường biến đổi một cách nhanh chóng nên hai người đã phải chuyển hướng.

Bà Hương cùng ông Phạm Nhật Vượng đã vay mượn bạn bè để đến Ukraine. Đến với vùng đất mới, hai vợ chồng đã cùng nhau mở nhà hàng được xây dựng trên nền một nhà máy cũ mang tên nhà hàng Thăng Long tại thành phố Kharkiv (Ukraine). Bà Phạm Thu Hương đã giữ vai trò giám đốc của nhà hàng.

Khi việc kinh doanh nhà hàng đang phát triển thuận lợi, vợ chồng ông Phạm Nhật Vượng bất ngờ dồn hết vốn liếng, cùng nguồn vay mượn từ bạn bè để mở nhà máy sản xuất thực phẩm. Tại thời điểm đó, quy mô của nhà máy rất nhỏ, chỉ có 30 công nhân làm việc.

Đến năm 1993, công ty Technocom được thành lập từ nguồn vốn của vợ chồng bà Phạm Thu Hương cùng bà Phạm Thúy Hằng, em gái bà Phạm Thu Hương và một số cựu du học sinh người Việt.

Nhờ việc sản phẩm mì ăn liền được ưa chuộng, Technocom đã nhanh chóng chiếm được thị phần lớn trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm chế biến. Sau gần một thập niên kinh doanh, Technocom chiếm đến 80% thị phần mì ăn liền ở Ukraine và xuất khẩu sang 20 nước châu Âu.

Xây dựng đế chế Vingroup

Chân dung phu nhân tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Ảnh 2.

Bà Phạm Thu Hương, đồng sáng lập giải thưởng Vinfuture. (Ảnh: Vingroup).

Đến năm 2000, bà Hương tiếp tục đồng hành cùng chồng, xây dựng hai công ty tại Việt Nam là Vincom và Vinpearl, tiền thân của Tập đoàn Vingroup hiện nay. Từ đó đến nay, bà là một trong những nhà lãnh đạo cao cấp của Tập đoàn Vingroup.

Hiện, bà Phạm Thu Hương giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup. Bà Hương thường xuyên có tên trong danh sách những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 

Tính đến ngày 17/9/2021, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup đang sở hữu gần 170 triệu cổ phiếu VIC với tổng giá trị tài sản 14.921 tỷ đồng, xếp vị trí 11 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Trong khi đó chồng bà - ông Phạm Nhật Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên có tên trong danh sách tỷ phú thế giới vào năm 2013. Tài sản của ông hiện tại ước tính khoảng 7,5 tỷ USD, đứng thứ nhất tại Việt Nam và thứ 344 trong danh sách tỷ phú Forbes.


Thứ Năm, 20 tháng 1, 2022

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội (phần 9)

  Nhiều khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội đáng chú ý.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội (phần 9) - Ảnh 2.

Sơ đồ khu đất sắp thu hồi mở đường ở xã Liên Ninh nhìn trên ảnh vệ tinh. (Nguồn ảnh: Bản đồ sử dụng đất TP Hà Nội năm 2020).

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội (phần 9) - Ảnh 3.

Khu đất sắp thu hồi có điểm đầu ở trạm y tế xã Liên Ninh.

Những khu đất sắp thu hồi để mở đường ở xã Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội (phần 9) - Ảnh 4.

Khu đất đi qua nhiều nhà dân.

Còn tiếp...

Giá xăng dầu hôm nay 20/1: Giá dầu tiếp tục tăng sau phiên tăng hôm qua

Giá xăng dầu hôm nay 20/1, giá dầu trong phiên giao sáng nay vẫn đang tiếp tục tăng sau phiên tăng hôm qua nhờ vào nguồn cung bị hạn chế trên thị trường

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Giá xăng dầu hôm nay, ngày 20/1 tính đến đầu giờ sáng, mức giá đang được giao dịch ở ngưỡng:

- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 1/2022): 87,5 USD/thùng - tăng 68 cent

- Giá dầu Brent (giao tháng 2/2022): 86,1 USD/thùng - tăng 69 cent

- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 5/2022): 53,500 JPY/thùng - tăng 100 JPY so với phiên ngày hôm qua




Giá dầu tăng ngày thứ tư lên mức cao nhất trong 7 năm do sự cố ngừng hoạt động trên đường ống từ Iraq đến Thổ Nhĩ Kỳ làm gia tăng lo ngại về triển vọng nguồn cung vốn đã eo hẹp trong bối cảnh những rắc rối địa chính trị đáng lo ngại ở Nga và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Giá dầu Brent giao sau đạt 93 cent, tương đương 1,06%, cao hơn ở mức 88,44 USD/thùng, tăng thêm 1,2% trong phiên trước đó. Hợp đồng chuẩn đã tăng lên tới 89,05 USD, mức cao nhất kể từ ngày 13/10/2014.

Giá dầu thô WTI của Mỹ đạt 1,53 USD, tương đương 1,8%, cao hơn ở mức 86,96 USD/thùng, tăng thêm 1,9% vào hôm thứ Ba.

Nhà điều hành đường ống dẫn dầu của Thổ Nhĩ Kỳ, Botas hôm thứ Ba cho biết họ đã cắt dòng dầu trên đường ống Kirkuk-Ceyhan sau một vụ nổ trên hệ thống. Hiện chưa rõ nguyên nhân của vụ nổ.

Đường ống dẫn dầu thô từ Iraq, nhà sản xuất lớn thứ hai trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), đến cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ để xuất khẩu.

Tổn thất này diễn ra khi các nhà phân tích dự báo nguồn cung dầu bị thắt chặt vào năm 2022, một phần là do nhu cầu giữ tốt hơn nhiều so với dự kiến so với biến thể Omicron rất dễ lây lan, với một số kêu gọi thu hồi dầu 100 USD.

Bà Phương Hằng gửi đơn tố cáo CEO Điền Quân trong việc kêu gọi quyên góp tiền ủng hộ từ thiện

  nguon https://vietnambiz.vn/ba-phuong-hang-gui-don-to-cao-ceo-dien-quan-trong-viec-keu-goi-quyen-gop-tien-ung-ho-tu-thien-20220118162128474.htm


Theo bà Phương Hằng, CEO Điền Quân chưa chưa công khai, minh bạch đầy đủ việc giải ngân số tiền từ thiện.
Bà Phương Hằng gửi đơn tố cáo CEO Điền Quân trong việc kêu gọi quyên góp tiền ủng hộ từ thiện - Ảnh 1.

Ông Đỗ Văn Bửu Điền, CEO Điền Quân. (Ảnh: Facebook nhân vật).

Bộ Công an vừa chuyển đơn của bà Nguyễn Phương Hằng - CEO CTCP Đại Nam, tố giác ông Đỗ Văn Bửu Điền - CEO Công ty TNHH truyền thông và giải trí Điền Quân có trụ sở quận Bình Thạnh, cho Công an TP HCM xử lý theo thẩm quyền, theo Người lao động.

Cụ thể, ngày 4/1/2021, bà Hằng đã có đơn tố cáo gửi đến Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị điều tra, xác minh làm rõ về việc kêu gọi quyên góp tiền từ thiện trong và ngoài nước nhưng chưa công khai, minh bạch đầy đủ việc giải ngân số tiền từ ông Đỗ Văn Bửu Điền. Trong đơn bà Hằng còn cung cấp một số tài liệu liên quan cho cơ quan CSĐT Bộ Công an.

CEO Điền Quân bị bà Hằng tố cáo là ai?

Trước đó, trong những buổi livestream trên Facbook, bà Hằng đã gọi tên ông Điền (biệt danh: Color Man) về những lùm xùm liên quan đến kêu gọi từ thiện. Theo tìm hiểu của người viết, ông Điền từ lâu được biết đến là một cái tên quyền lực trong ngành giải trí Việt Nam, người đứng sau hầu hết các gameshow ăn khách như Giọng Ải Giọng Ai, Thách Thức Danh Hài,...

Ông Đỗ Văn Bửu Điền, sinh năm 1969, quê gốc tại Bến Tre, xuất thân từ một người làm trong ngành truyền thông với hơn 20 năm kinh nghiệm. Năm 2008, ông Điền cùng người bạn của mình thành lập công ty riêng - Điền Quân Media. Lĩnh vực kinh doanh chính của Điền Quân là sản xuất phim, sáng tạo nội dung giải trí, sau này phát triển thành một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ sản xuất truyền hình, quảng cáo, tổ chức sự kiện.

Các chương trình Điền Quân sản xuất đều thu hút lượt xem khổng lồ và có tầm ảnh hưởng đến công chúng, với sự tham gia của hầu hết nghệ sĩ có tiếng khu vực miền Nam như Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Trấn Thành, Trường Giang…

Cũng vì thế, tần suất công chiếu các chương trình của Điền Quân trên sóng HTV7 hay THVL những năm gần đây rất dày đặc và được khán giả đón nhận nhiệt tình, tạo ra một làn sóng về các chương trình giải trí, tạp kỹ mới tại Việt Nam.

Ông chủ Điền Quân cũng có mối quan hệ khá chặt chẽ với các nghệ sĩ tại Việt Nam, thường xuất hiện trên tài khoản mạng xã hội của những nghệ sĩ này, và được mời tham dự ở nhiều sự kiện giải trí.

Song song với xây dựng đế chế chương trình truyền hình, Color Man còn phát triển kênh Youtube với 2,25 triệu subscribers, chủ yếu review về các quán ăn tại Sài Gòn và chia sẻ về những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống cho đến hậu trường các gameshow giải trí…

Những video này thu hút hàng chục nghìn lượt xem. Trong video ông Điền thường xuất hiện với những trang phục nhiều màu sắc và đây cũng là nguồn gốc cho biệt danh Color Man.

Ông trùm showbiz còn rẽ hướng kinh doanh với nhiều dịch vụ mang tên Color Man, từ shop áo quần, nhà hàng, quán ăn đến cafe, thậm chí ông còn có một cửa hàng foodmart chuyên phân phối nhu yếu phẩm,...