Trang

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Nghịch lý gạo Việt không thiếu, tại sao ồ ạt nhập gạo Ấn Độ?

Nghi vấn doanh nghiệp mua gạo Ấn Độ để gắn mác gạo Việt

Mới đây, Bộ Công Thương đã quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật về nhập khẩu gạo đối với 5 doanh nghiệp nhập khẩu gạo nhiều bất thường từ Ấn Độ trong khoảng thời gian từ đầu năm 2020 đến hết tháng 5 năm nay.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gao-41.htm

Nguyên nhân là từ năm 2020 Việt Nam đã bất ngờ nhập khẩu 46.700 tấn gạo từ thị trường Ấn Độ, tăng hơn 9,5 lần so với năm 2019 và xu hướng tăng vẫn tiếp tục diễn trong những tháng đầu năm 2021.

Theo số liệu của Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, tính trong ba tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gạo của Ấn Độ sang Việt Nam đạt gần 247.000 tấn, trị giá 74,8 triệu USD. Con số này tăng đột biến hơn 3.250 lần về lượng và tăng gần hơn 554 lần về trị giá so với 76 tấn, trị giá 135 triệu USD của cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, theo Bộ Công Thương, trong quý I/2021, gần như toàn bộ các lô gạo nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam đều là gạo non-basmati với giá trung bình khoảng 303 USD/tấn, thấp hơn gần 200 USD/tấn so với mức 500 USD/tấn giá gạo trắng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này, báo Pháp luật TP HCM đưa tin.

Chia sẻ với người viết, ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE, cho biết: "Gạo Ấn Độ nhập về Việt Nam nhiều nhưng thực tế khi đến các siêu thị hay các cửa hàng gạo tìm mua thì lại không có bán".

Nghịch lý gạo Việt dư thừa, ồ ạt nhập gạo Ấn Độ làm gì? - Ảnh 1.

Cũng theo doanh nghiệp này lý do các đơn vị nhập gạo Ấn Độ về là để làm bánh, bún nhưng thực tế không phải vậy hoàn toàn. 

Phân tích khả năng tạm nhập tái xuất, ông Có cho rằng hoạt động này dành cho các mặt hàng cần gia công và xuất khẩu lại nước thứ 3 với giá trị cao. Còn gạo Ấn Độ giá trị thấp nên nếu tạm nhập tái xuất lấy tên gạo Ấn xuất đi thì không có lợi nhuận.

Trong khi đó, hiện tại đã xuất hiện nhiều dấu hiệu gian lận thương mại như nhập khẩu từ công ty này nhưng mở tờ khai công ty khác hoặc nhập khẩu gạo Ấn Độ nhưng bao bì là sản phẩm của Việt Nam.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/nghich-ly-gao-viet-khong-thieu-tai-sao-o-at-nhap-gao-an-do-20210628110538884.htm

Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021

Xuất khẩu gạo ST24 tăng phi mã hơn 500%

 Theo Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (VITIC) tính đến hết tháng 4, chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục chuyển biến tích cực với lượng gạo thơm xuất khẩu đạt hơn 682 nghìn tấn, tăng hơn 11% so cùng kỳ năm 2020.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/xuat-khau-gao.html

Các thị trường tiêu thụ chính là Gana (26%), Philippines (24%), Bờ Biển Ngà (17,5%)...

Đặc biệt, xuất khẩu gạo thơm ST24 và ST25 ghi nhận đà tăng trưởng đột phá trong 4 tháng đầu năm. Xuất khẩu gạo ST24 đạt gần 13 nghìn tấn, tăng 513% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó 11 nghìn tấn (87%) được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Xuất khẩu gạo ST25 cũng tăng rất mạnh lên mức 2,3 nghìn tấn trong 4 tháng đầu so với chỉ 5 tấn của cùng kỳ năm ngoái và đồng thời tăng gấp đôi so với con số 1,2 nghìn tấn của cả năm 2020.

Trong đó, 98% lượng gạo ST25 (hơn 2,2 nghìn tấn) đã được xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Ảnh: Gạo sạch

Việc gạo Việt Nam liên tục có mặt trong top đầu tại cuộc thi gạo ngon nhất thế giới những năm gần đây (gạo ST25 của Việt Nam đạt giải gạo ngon nhất thế giới năm 2019 và giải nhì năm 2020) đã thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng cũng như các nhà nhập khẩu gạo tại Mỹ.

Tuy nhiên, để cạnh tranh với các loại gạo thơm của Thái Lan và Ấn Độ tại Mỹ, bên cạnh đảm bảo chất lượng và sản lượng, việc xây dựng một thương hiệu mạnh ngay từ đầu cũng là vấn đề quan trọng.

Trong 4 tháng đầu, lượng gạo nếp xuất khẩu cũng tăng 5% so với cùng kỳ năm 2020, lên mức gần 385 nghìn tấn với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/xuat-khau-gao-st24-tang-phi-ma-hon-500-20210618075230607.htm

Thứ Tư, 16 tháng 6, 2021

Giá tiêu bước vào chu kỳ tăng mới, có thể đạt 100.000 đồng/kg vào cuối năm?

Chu kỳ tăng giá mới?

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, do mấy năm vừa qua giá hồ tiêu rất thấp, người dân càng đầu tư vào vườn tiêu thì càng bị lỗ vì vậy các chủ vườn tiêu đã bỏ bê không chăm sóc, rất nhiều vườn tiêu bỏ hẳn.Vì vậy, diện tích giảm mạnh. 

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/ho-tieu-hat-tieu-39.htm

Ước tính năm 2017 là năm có diện tích lớn kỷ lục với 153.000 ha, cho đến năm 2021 thì con số này đã giảm khá lớn, cộng với thời tiết mùa mưa năm 2020, đầu năm bị hạn hán nghiêm trọng, ảnh hưởng đến năng suất.

"Sản lượng của vụ thu hoạch năm 2020 – 2021 giảm rất nhiều so với năm trước. Chúng tôi ước tính sẽ phải giảm trên 30% so với mức sản lượng 240.000 của niên vụ 2019 - 2020", ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) chia sẻ với người viết.

Giá tiêu bước vào chu kỳ tăng mới, có thể đạt 100.000 đồng/kg vào cuối năm? - Ảnh 1.

Sản lượng hồ têu từ năm 2015 đến năm 2021. (Số liệu: Cục Trồng trọt và ước tính từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam)

Ông Bính cho rằng trong vài ba tháng tới cho đến cuối năm nay và các năm tiếp theo, giá tiêu sẽ tốt dần lên và khả năng đến cuối năm giá sẽ đạt 90.000 - 100.000 đồng/kg. 

Vị này cho biết thêm những năm qua nguồn cung dồi dào, giá thấp nên nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã mua trữ và khả năng một thời gian ngắn nữa mới tiêu thụ hết số hàng trữ này.

"Lúc đấy mới lộ rõ việc cần hàng để tiêu thụ nên buộc phải mua nguyên liệu hồ tiêu mà chủ yếu là từ Việt Nam với gần 60% lượng hàng nguyên liệu hồ tiêu của thế giới", ông Bính nhận định.

 Tính từ đầu năm đến nay, giá tiêu tăng khoảng 34% đạt khoảng 70.000 - 74.000 đồng/kg. 

Giá tiêu bước vào chu kỳ tăng mới, có thể đạt 100.000 đồng/kg vào cuối năm? - Ảnh 2.

Diễn biến giá tiêu từ đầu năm đến giữa tháng 6. (Số liệu: tintaynguyen.com, biểu đồ: H.Mĩ)

Tính toán từ số liệu của Tổng Cục Hải quan, trong tháng 5, giá xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam tiếp tục tăng tháng thứ 7 liên tiếp lên mức trung bình 3.429 USD/tấn, tăng 5% so với tháng trước và tăng tới 70% (1.416 USD/tấn) so với cùng kỳ năm ngoái.

Bình quân 5 tháng đầu năm nay, giá xuất khẩu hạt tiêu đã tăng 48,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3.128 USD/tấn.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-tieu-buoc-vao-chu-ky-tang-moi-co-the-dat-100000-dong-kg-vao-cuoi-nam-20210616191853266.htm

Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2021

Nhiều doanh nghiệp và trang trại gia cầm đứng bên bờ vực phá sản vì COVID-19

Cuộc khủng hoảng chưa từng có

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA), ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa từng có. Từ cuối năm 2020 đến nay, việc tiêu thụ gia cầm và sản phẩm từ gia cầm như gà thịt, con giống, trứng rất khó khăn và luôn ở mức thấp.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-suc-gia-cam-48.htm

Hiện nay, tổng đàn gà đẻ loại và gà thịt lông màu đến tuổi cần bán, nhưng chưa bán được trên cả nước ước khoảng 20 - 30 triệu con. Tại huyện Yên Thế (Bắc Giang), một trong những vùng nuôi gà lớn tại miền Bắc, tổng đàn gà thịt thả đồi khoảng 300-350 nghìn con, 2,3 triệu con cần tiêu thụ nhưng tiêu thụ chậm.

Giá các loại gia cầm trong tháng 5 tiếp tục giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19. So với tháng 1, gà thịt lông màu được bán với giá 45.000 - 55.000 đồng/kg tùy loại, giảm 5.000-10.000 đồng. Gà lông trắng có giá 24.000 - 25.000 đồng/kg, giảm 4.000-5.000 đồng/kg. Giá vịt thịt được bán 32.000 - 35.000 đồng/kg, giảm 5.000-10.000 đồng so với đầu tháng 1.

Trao đổi với người viết, ông Hoàng Văn Dư, Chi cục phó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Giang, cho biết tiêu thụ gia cầm khó khăn do dịch COVID-19 khiến các nhà hàng, bếp ăn, trường học tạm ngừng hoạt động, thương lái các tỉnh lân cận không vào thu mua được.

"Trong bối cảnh giá thức ăn và chi phí vận chuyển tăng cao, giá bán gà đặc sản Yên Thế dao động ở mức 55.000 - 65.000/kg, người dân vẫn có lãi nhưng không nhiều. Còn đối với gà trắng hiện có giá 26.000 đồng/kg thì người dân chắc chắn lỗ", ông Dư nói.

Chăn nuôi gia cầm rơi vào khủng hoảng vì COVID-19 - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ: VOV.

Cùng với việc tiêu thụ gà thịt gặp khó khăn, thì tiêu thụ trứng cũng cũng tình cảnh tương tự. So với tháng 1, trứng gà chỉ còn 1.200 - 1.400 đồng/quả, giảm 300-400 đồng/quả, trứng vịt 1.700 - 1.800 đồng/quả, giảm 400-600 đồng/quả.

Theo ước tính của VIPA, tổng sản lượng trứng bình quân mỗi ngày trên cả nước ước đạt 41- 42 triệu quả trứng, trong khi mức tiêu thụ tối đa hiện nay khoảng 39 - 40 triệu quả/ngày. Vì vậy, một số doanh nghiệp sản xuất và cung ứng trứng cho các siêu thị, hàng tuần đã phải thu hồi trứng quá hạn bảo quản do không tiêu thụ được. 

Giá bán thấp và tiêu thụ chậm khiến người chăn nuôi mất thêm chi phí nuôi gia cầm quá lứa và hao hụt sản phẩm. 

"Với giá bán sản phẩm nêu trên người sản xuất đang bị thua lỗ nặng", ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch VIPA chia sẻ trong Hội nghị Tháo gỡ vướng mắc kỹ thuật thúc đẩy tiêu thụ nông sản ngày 3/6.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/nhieu-doanh-nghiep-va-trang-trai-gia-cam-dung-ben-bo-vuc-pha-san-vi-covid-19-20210603171017502.htm