Trang

Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

Nhu cầu tiêu thụ trứng tăng đột biến, giá nào tiểu thương cũng gom

Theo khảo sát tại một số chợ truyền thống chợ Dịch Vọng, Kim Liên, Thành Công... giá trứng gia cầm có xu hướng nhích lên 300 – 500 đồng/quả so với tuần trước.

Cụ thể, giá trứng gà công nghiệp khoảng 3.300 đồng/quả, giá trứng gà ta dao động 4.300 – 4.500/quả tùy kích cỡ, giá trứng vịt có giá 4.000 đồng/quả.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-suc-gia-cam-48.htm

Tại các siêu thị Big C Thăng Long, giá trứng gà ta ở mức 4.850 đồng/quả, tăng hơn 300 đồng so với tuần trước. Do nhu cầu tích trữ tăng cao, hàng hóa có hạn, siêu thị áp dụng chính sách mỗi khách hàng chỉ được mua 3 vỉ trứng/ngày. Nhân viên siêu thị cho biết trứng "cháy hàng" trước 14h trong nhiều ngày qua.

Cùng cảnh ngộ, quầy trứng tại Vinmart Trần Đăng Ninh, Lotte Mart Cầu Giấy bày ra đến đâu hết đến đó, nhiều khách hàng không mua được trứng phải chuyển sang mua thịt heo đông lạnh, xúc xích...

Nhu cầu tiêu thụ trứng tăng đột biến, giá nào tiểu thương cũng gom - Ảnh 3.

Trứng là sản phẩm thiết yếu nhưng khó bảo quản trong thời gian dài (Ảnh: Hoàng Anh)

Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Hữu Tuệ, Giám đốc HTX chăn nuôi Nguyễn Gia (Kim Động, Hưng Yên) cho biết khoảng một tuần trở lại đây ông liên tục nhận được các cuộc điện thoại từ thương lái hỏi mua trứng với giá cao nhưng trứng của HTX vốn bỏ cho mối quen không đủ, khó có thể đáp ứng khách lạ trong giai đoạn cao điểm này.

Mỗi ngày trang trại trứng gia cầm lớn nhất vùng Kim Động với 50.000 con gà cung cấp ra thị trường 30.000 – 35.000 quả trứng, tương đương 30 triệu quả trứng/năm.

Kể từ khi Hà Nội giãn cách xã hội, giá trứng tăng đột biến, tăng 100 – 200 đồng/ngày. Hiện, trứng gà Ai Cập hiện có giá 3.500 – 3.600 đồng/quả, trứng gà công nghiệp khoảng 3.000 đồng/quả, tăng gấp 2 – 3 lần so với thời điểm giá trứng chạm đáy những tháng đầu năm.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/nhu-cau-tieu-thu-trung-tang-dot-bien-gia-nao-tieu-thuong-cung-gom-20210727070935712.htm

Thứ Năm, 22 tháng 7, 2021

Tập đoàn Danh Khôi lỗ kỷ lục trong quý II, dự án Saigon Metro Mall chưa rõ ngày tái khởi động

 Thất thu từ hoạt động môi giới trong khi các khoản chi phí vận hành tăng cao, Tập đoàn Danh Khôi báo lỗ sau thuế 46 tỷ đồng trong quý II/2021. Đây là con số lỗ kỷ lục tính theo quý kể từ khi doanh nghiệp đại chúng từ năm 2017 đến nay.

CTCP Tập đoàn Danh Khôi (mã chứng khoán: NRC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2021 với doanh thu thuần giảm 98% so với cùng kỳ năm ngoái do doanh thu môi giới sụt giảm. 

Doanh thu lao đốc trong khi loạt chi phí tăng cao, đặc biệt chi phí quản lý doanh nghiệp lên tới 32 tỷ đồng kéo Danh Khôi lỗ thuần gần 47 tỷ đồng. Kết quả, Tập đoàn Danh Khôi báo lỗ sau thuế 46 tỷ đồng trong quý II/2021, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi gần 32 tỷ đồng.

Đây là quý lỗ nặng nhất của Danh Khôi kể từ khi trở thành công ty đại chúng vào năm 2017.

Sau nửa đầu năm, công ty báo lỗ sau thuế hơn 69 tỷ đồng, doanh thu 6 tháng chưa đến 5 tỷ đồng. Trong khi vào 6 tháng năm ngoái, doanh nghiệp đạt 95 tỷ đồng doanh thu và vẫn có lãi nhẹ 2,3 tỷ đồng.

Tập đoàn Danh Khôi lỗ hơn 68 tỷ trong 6 tháng đầu năm 2021 theo tình hình chung của thị trường bất động sản - Ảnh 1.

Nguồn: Phạm Hiếu tổng hợp từ BCTC quý II/2021 của NRC

Còn tiếp...

[Báo cáo] Thị trường cà phê quý II/2021: Giá cà phê đạt đỉnh nhiều năm nhờ nguồn cung thiếu hụt

 Nguồn: https://vietnambiz.vn/bao-cao-thi-truong-ca-phe-quy-ii-2021-gia-ca-phe-dat-dinh-nhieu-nam-nho-nguon-cung-thieu-hut-2021072015452229.htm

Giá cà phê toàn cầu tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua do được hỗ trợ bởi nguồn cung sụt giảm tại một số nhà sản xuất kết hợp với sự gián đoạn của hoạt động thương mại và yếu tố đầu cơ.

Trong báo cáo tháng 6 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020-2021 đạt 169,5 triệu bao (loại 60kg/bao), tăng 0,3% so với niên vụ 2019-2020.Trong đó, sản lượng cà phê arabica tăng 2,2% lên 99,1 triệu bao, trong khi sản lượng cà phê robusta giảm 2,1% xuống 70,4 triệu bao.


Theo ICO, tiêu thụ cà phê thế giới trong niên vụ 2020-2021 dự kiến đạt 167,2 triệu bao, tăng 1,9% so với niên vụ 2019-2020, nhưng vẫn thấp hơn 0,8% so với mức 168,5 triệu bao so với thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.


Cán cân cung - cầu cà phê dự kiến sẽ thắt chặt do nguồn cung được dự báo chỉ cao hơn 1,4% so với nhu cầu tiêu thụ trong niên vụ 2020-2021, con số này thấp hơn mức dư cung 3,2% trong niên vụ 2019-2020.


Giá cà phê toàn cầu trong tháng 6/2021 tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua do được hỗ trợ bởi nguồn cung sụt giảm tại một số nhà sản xuất kết hợp với sự gián đoạn của hoạt động thương mại và yếu tố đầu cơ.


Tại Việt Nam, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), niên vụ 2020-2021, sản lượng cà phê của Việt Nam dự báo giảm 15% do ảnh hưởng đợt mưa lũ hồi tháng 10/2020 và hạn hán hồi tháng 5, 6/2020. Tuy nhiên, vụ mùa năm nay, kỹ thuật thu hái và phơi sấy sau thu hoạch đã được chú trọng, chất lượng được nâng cao.


Tính chung 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê ước đạt 825 nghìn tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, giảm 12,3% về lượng và giảm 4,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Tính riêng trong quý II, theo số liệu Tổng Cục Hải quan, lượng xuất khẩu cà phê đạt gần 425 nghìn tấn, trị giá 720 triệu USD, tăng 8,8% về lượng và tăng 2% về giá trị.


Cuối tháng 6, giá cà phê robusta trong nước tăng theo giá thế giới. Ngày 28/6, giá cà phê robusta tăng từ 3,2% - 4,2% so với ngày 29/5. 


Tính chung trong quý II, giá cà phê tăng trung bình khoảng 10% nhờ nguồn cung giảm trong khi nhu cầu ở các thị trường lớn như Mỹ, EU phục hồi nhờ khống chế tốt dịch bệnh. Nhu cầu nhập khẩu cà phê của châu Âu và Mỹ tăng trở lại khi lệnh giãn cách xã hội được nới lỏng, sẽ tác động tích cực lên hoạt động xuất khẩu mặt hàng này.


USDA dự báo trong niên vụ 2021-2022, sản lượng cà phê của Việt Nam sẽ phục hồi và tăng 1,8 triệu bao lên 30,8 triệu bao sau khi khô hạn ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cà phê vào niên vụ trước:

Đọc thêm: https://vietnambiz.vn/gia-ca-phe.html


Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2021

Giá phân bón chưa hạ nhiệt, có nên áp thuế xuất khẩu?

Giá phân bón cùng các vật tư nông nghiệp tiếp tục tăng mạnh khiến nông dân lo lắng, đặc biệt khi giá lúa đang có xu hướng giảm.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/phan-bon-69.htm

Trước phản ánh của nông dân, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và FAV đề xuất các doanh nghiệp hạn chế xuất khẩu phân bón, tận dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ mới nhằm tăng công suất, sản lượng giúp hạ nhiệt giá phân bón.

Cụ thể, sản lượng phân bón của Tổng công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí trong 6 tháng đạt 2 triệu tấn, chiếm 70% sản lượng sản xuất trong nước. Trong đó, DAP tăng 87%, NPK tăng 36%, URE tăng 24%, và phân lân tăng 16%.

Tổng doanh thu tăng 42%, lợi nhận của nhiều đơn vị trực thuộc nhuận tăng 15% do giá và sản lượng sản xuất đều tăng.

Dù các nhà máy tăng sản xuất song giá phân bón vẫn tăng đặc biệt là phân bón DAP và đạm URE. Kể từ cuối năm 2020 đến nay, giá URE tăng 62%, giá DAP tăng trên 54%, giá kali tăng 31% (435 – 440 USD/tấn) mức giá cao nhất từ năm 2015 đến nay.

Giá phân bón chưa hạ nhiệt, có nên áp thuế xuất khẩu phân bón? - Ảnh 4.

Các nhà máy tăng công suất để đáp ứng nguồn cung trong nước (Ảnh: Đạm Cà Mau)

Trao đổi với người viết, ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết nhiều chuyên gia cho rằng cần tạm dừng xuất khẩu phân bón để ổn định thị trường trong nước nhưng hiện không có luật nào cấm xuất khẩu phân bón, tiền lệ cũng chưa từng có việc tạm dừng xuất khẩu phân bón.

Giải pháp lâu dài, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ sử dụng linh hoạt công cụ thuế suất như giảm thuế nhập khẩu, tăng thuế xuất khẩu và minh bạch thuế phòng vệ thương mại... tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

"Tuy nhiên, việc tăng thuế xuất khẩu phân bón sẽ khó áp dụng ngay trong thời điểm hiện tại bởi việc điều chỉnh thuế xuất khẩu, nhập khẩu và thuế phòng vệ phải dựa trên sự đánh giá đầy đủ và toàn diện của các cơ quan quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, việc áp thuế phải xem xét trên cơ sở các hiệp định thương mại đa phương, song phương mà Việt Nam đã ký kết", ông Hà cho biết.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-phan-bon-chua-ha-nhiet-co-nen-ap-thue-xuat-khau-20210715112303723.htm

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

Giá tiêu xuất khẩu nửa đầu năm 2021 tăng phi mã

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 6/2021 đạt 3.529 USD/tấn, tăng 3% so với tháng 5/2021 và tăng 52,5% so với tháng 6/2020.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/ho-tieu-hat-tieu-39.htm

Tính chung nửa đầu năm nay, giá tiêu xuất khẩu bình quân ước đạt 3.216 USD/tấn, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam ước đạt 155 ngàn tấn, kim ngạch đạt 500 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2020, lượng xuất khẩu giảm 7% tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng 41%. 

TT hạt tiêu ngày 29/4: Giao dịch yên ắng, giá không đổi tại các v

Lượng xuất khẩu hồ tiêu giảm ngoài yếu tố sản lượng năm 2021 thấp do ảnh hưởng của dịch COVID-19 thì chi phí logistics là nguyên nhân chính gây ra rất nhiều những khó khăn và thiệt hại nghiêm trọng đến tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Cụ thể, đối với tiêu Việt Nam, Mỹ là thị trường chính và là thị trường quan trọng với lượng xuất khẩu chiếm 20-25%/năm và luôn duy trì sức mua ổn định cho tới hiện tại. 

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-tieu-xuat-khau-nua-dau-nam-2021-tang-phi-ma-20210713082328873.htm

Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2021

Hàng thủy sản ách tắc chờ giấy PCR âm tính COVID-19, doanh nghiệp không kịp trở tay

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) các doanh nghiệp thủy sản phản ánh từ sáng ngày 8/7, toàn bộ xe container và xe tải di chuyển từ TP HCM – Đồng bằng sông Cửu Long đang ách tắc tại các điểm chốt chặn vào tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp vì yêu cầu tài xế phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 bằng phương pháp Realtime RT-PCR.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/thuy-hai-san-khac-136.htm

Theo đó, thời hạn giấy PCR không quá 3 ngày khi có kết quả xét nghiệm. Điều này khiến các nhà vận chuyển không kịp chuẩn bị cho yêu cầu mới này.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng yêu cầu đột ngột này của UBND tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp đang làm tắc nghẽn hoạt động vận chuyển hàng hóa, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng hoạt động kinh doanh XK. 

Đặc biệt trong bối cảnh tình hình vận chuyển quốc tế trong nửa đầu năm vô cùng khó khăn, cước vận tải biển đã tăng gấp 5 - 7 lần, container khan hiếm.

Ảnh: Trang xuất nhập khẩu

Hơn nữa, hiện nay các cơ sở y tế ở TP HCM nhận kiểm nghiệm PCR không nhiều. Thậm chí nếu có cũng phải chờ ít nhất 3 ngày mới có kết quả và kết quả này cũng chỉ có giá trị, thời hạn trong vòng 3 ngày. Đây là một yêu cầu hết sức gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Mới đây, Bộ Y tế đã gửi Công văn số 4351/BYT-MT tới UBND (CV 4351) đề nghị các tỉnh, thành phố thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên SARS-COV-2 cho người điều khiển phương tiện vận chuyển đến, đi ra từ khu vực phong tỏa hoặc khu vực ổ dịch vào thời điểm trước khi đến, đi ra và khi quay về.

Trong công văn này của Bộ Y tế cũng chưa yêu cầu UBND các tỉnh cân nhắc nâng xét nghiệm đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa từ phương pháp test nhanh sang PCR.

Mới đây, Hải Phòng là địa phương phản ứng rất nhanh nhằm kịp thời ngăn chặn và hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập vào thành phố. Ngày 7/7, UBND TP Hải Phòng yêu cầu từ 12h ngày 8/7, các chốt kiểm soát cửa ngõ thành phố chỉ cho phép người có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 5 ngày mới được vào thành phố.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/hang-thuy-san-ach-tac-cho-giay-pcr-am-tinh-covid-19-doanh-nghiep-khong-kip-tro-tay-20210708181915796.htm

Thứ Năm, 8 tháng 7, 2021

Giá tiêu tháng 6 tiếp tục đà tăng mạnh

Giá tiêu trong tháng 6 tăng khoảng 6% so với tháng 5 lên 73.000 – 76.000 đồng/kg. Mức giá này cao hơn khoảng 26% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, ngày 28/6, giá hạt tiêu đen trong nước tăng từ 4,3 – 5,8% so với ngày 29/5. Mức tăng mạnh nhất gần 6% ở huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai; mức tăng thấp nhất 4,3% tại tỉnh Đồng Nai, lên mức 73.000 – 76.000 đồng/kg. 

Giá tiêu tháng 6 tiếp tục đà tăng mạnh - Ảnh 1.

Diễn biến giá tiêu trong tháng 6. (Số liệu: tintaynguyen.com, biểu đồ: H.Mĩ)

Giá hạt tiêu trắng ở mức 110.000 đồng/kg, tăng 8.000 đồng/kg (tăng 7,8%) so với cuối tháng 5 và tăng mạnh so với 66.000 đồng/kg cùng kỳ năm 2020.

Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm, xu hướng sản xuất hạt tiêu tại các vùng trồng có sự thay đổi.

Thay vì trồng ồ ạt, người dân đã quay trở lại cách trồng thiên về sử dụng các chế phẩm sinh học. 

Tại huyện Đắk Song tỉnh Đắk Nông, 309 ha hạt tiêu đạt tiêu chuẩn hữu cơ và VietGap, 1.204 ha hạt tiêu đạt tiêu chuẩn Rainforrest (tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững). Sản phẩm hữu cơ luôn có giá ổn định và cao hơn hạt tiêu thông thường khoảng 20%.

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, tình hình xuất khẩu hồ tiêu đang có dấu hiệu lạc quan hơn, khi giá hồ tiêu đã tăng trở lại vào tuần cuối tháng 5 sau 3 tuần ảm đạm trồi sụt thất thường. 

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã nhận được đơn hàng, trong bối cảnh nguồn cung cạn dần do vụ thu hoạch tiêu đã kết thúc. 

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-tieu-thang-6-tiep-tuc-da-tang-manh-20210707145638621.htm