Trang

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2021

Giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam khởi sắc theo giá dầu thế giới

Theo Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm, giá dầu thô xuất khẩu tăng đều qua các tháng.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/dau-mo-60.htm

Đáng chú ý, giá xuất khẩu dầu thô trong tháng 7 đạt 615 USD/tấn, tăng gần gấp đôi so với tháng 7/2020 và tăng khoảng 10% so với tháng 6.

Tính chung 7 tháng đầu năm, giá xuất khẩu trung bình dầu thô đạt 514 USD/tấn, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2020.

Giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam khởi sắc theo giá dầu thế giới - Ảnh 1.

Giá dầu thô xuất khẩu tăng đều từ tháng 1 - 7 (Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Giá dầu thô xuất khẩu được hưởng lợi từ đà phục hồi của giá dầu thế giới. Tính trong 7 tháng đầu năm nay, giá dầu Brent tăng khoảng 35%, giao dịch ở trên mức 70 USD/thùng nhờ nhiều nền kinh tế trên thế giới phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, giá dầu tăng còn nhờ tỷ lệ tiêm chủng tiếp tục tăng lên ở nhiều nơi trên thế giới, việc đi lại và di chuyển đã tăng lên trong năm 2021.

Tiêu thụ dầu ngày càng tăng kết hợp với hạn chế sản xuất từ OPEC+ và sản lượng khai thác dầu thô tương đối ổn định ở Mỹ đã giữ mức cung cầu dầu toàn cầu tiệm cận mức cân bằng, làm giảm lượng hàng tồn kho.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-dau-tho-xuat-khau-cua-viet-nam-khoi-sac-theo-gia-dau-the-gioi-20210830081144527.htm

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

Ngày thu hoạch mía cận kề, nông dân lo bí đầu ra vì nhà máy đường muốn đóng cửa

Thông tin nhà máy đường duy nhất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có kế hoạch tạm ngưng hoạt động trong vụ ép mía tới đây đã tạo ra sự lo lắng cho dân trồng mía của tỉnh.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/duong-42.htm

Chia sẻ với người viết, bà Phùng Thị Hai, ở ấp Tân Phước A2, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Năm nay, nông dân rất mừng vì lần đầu tiên nhà máy đường cho vay phân và tiền mua giống. 

Tôi đã vay 20 bao phân và hơn 10 triệu tiền giống, đợi đến khi nhà máy chạy tôi mới có thể trả trừ nợ nhưng nếu năm nay mà nhà máy nghỉ sản xuất là nông dân chết liền", bà Hai lo lắng.

Bởi theo hộ nông dân này, tiền nhân công chỉ 100.000 đồng/ngày/người nhưng năm nay họ tính 25.000 đồng/giờ, chưa kể tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đều tăng so với cùng kỳ, nhất là giá phân bón tăng gần 50%. 

"Đến khi mía thu hoạch đưa ra nhà máy đường, trừ phí này phí nọ thì không còn lời bao nhiêu. Vì vậy, nếu nhà máy đường không thu mua mía, nông dân sẽ càng lâm vào tình cảnh khó khăn chồng chất”, bà Hai chia sẻ.

Ngày thu hoạch mía cận kề, nông dân lo bí đầu ra vì nhà máy đường muốn đóng cửa  - Ảnh 1.

Niên vụ mía 2020-2021, nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang xuống giống được 5.000 ha, riêng huyện Phụng Hiệp có 4.700 ha. (Ảnh: Báo Hậu Giang)

Cũng theo hộ nông dân này, vụ mía thường sẽ bắt đầu thu hoạch từ tháng 9, tháng 10, với diện tích đất hiện có hàng năm bà thu hoạch khoảng 500 - 600 tấn mía chủ yếu bán chữ đường cho nhà máy Phụng Hiệp và mía chục (mía dùng làm nước giải khát) cho thương lái.

Tuy nhiên, từ đầu tháng 8 đến nay, nông dân trồng giống mía chín sớm ROC 16 với mục đích bán mía chục thì không bán được. Nguyên nhân là các tỉnh phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 nên người dân hạn chế ra đường, từ đó nhu cầu tiêu thụ nước mía gần như không có trong lúc này. 

Vì vậy, với việc không tìm được đầu ra nên thời gian gần đây, thương lái không đến các vùng nguyên liệu mía chục để thu mua mía cho bà con, cộng với đầu ra từ nhà máy đường nếu bị ngừng đột ngột thì người trông mía sẽ rất khó khăn.

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, cho biết hiện nay ngành nông nghiệp của địa phương chưa nhận được văn bản nào của nhà máy Phụng Hiệp thông báo về việc tạm ngưng hoạt động. 

Tuy nhiên, theo ông Tuấn: "Hiện nay cả ĐBSCL chỉ còn nhà máy Phụng Hiệp của Casuco hoạt động nên nếu nhà máy dừng hoạt động thì nông dân rất khổ sở vì một năm xuống giống chỉ trông chờ ngày thu hoạch, giờ nhà máy không chạy thì bao nhiêu vốn liếng đã đổ vào chỉ bỏ đi, nông dân khổ một năm".

Đại diện ngành nông nghiệp Phụng Hiệp cho biết thêm, thường vào khoảng tháng 5 hàng năm lãnh đạo nhà máy đường Phụng Hiệp sẽ đến liên hệ với chính quyền địa phương để cùng trao đổi về kế hoạch sản xuất cũng như những chính sách và giá bao tiêu mía, đồng thời tổ chức ký kết hợp đồng bao tiêu mía với người dân trước khi vụ ép bắt đầu.

Năm nay nhà máy chỉ đến đề nghị hợp tác với bà con nông dân hồi đầu vụ, sau đó tự liên hệ trực tiếp người trồng mía của huyện trong việc trao đổi các hình thức thu mua mía chứ không liên hệ và làm việc trực tiếp với ngành chức năng địa phương nữa.

"Thường hàng năm khoảng 25/9 nhà máy mới bắt đầu chạy, năm nay có thể do tình hình điều động nhân công khởi động nhà máy không thuận lợi do dịch bệnh nên không loại trừ khả năng hoạt động chậm", ông Tuấn cho hay.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/ngay-thu-hoach-mia-can-ke-nong-dan-lo-bi-dau-ra-vi-nha-may-duong-muon-dong-cua-20210826153821797.htm

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

Gần 45 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra rời bỏ thị trường Trung Quốc

Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), hiện có hơn 100 DN chế biến, xuất khẩu cá tra Việt Nam tham gia vào thị trường Trung Quốc, trong đó lớn nhất là 3 doanh nghiệp: IDI CORP; CADOVIMEX II và NAVICO.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/ca-da-tron-49.htm

Như vậy, so với năm 2020, gần 45 doanh nghiệp chế biến cá tra rời bỏ thị trường Trung Quốc.

Đại diện CTCP Nam Việt (Mã: ANV) cho biết 6 tháng cuối năm 2020, thị trường Trung Quốc từng mang đến cho ANV nhiều hợp đồng lớn, chiếm gần 40% tổng doanh thu xuất khẩu của công ty.

"Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá bán tại thị trường này không tăng kịp với chi phí đầu vào nên ANV đã chủ động giảm tỷ lệ xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc để tập trung vào các thị trường còn giữ được biên lợi nhuận tốt. 

Ảnh: Hifood

Trong tháng 6, xuất khẩu sang thị trường này chỉ còn chiếm gần 4% doanh thu xuất khẩu của ANV" đại diện Nam Việt cho biết.

Tính đến hết tháng 7, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông đạt hơn 238 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết đây là thị trường duy nhất ghi nhận kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm trong 7 tháng đầu năm nay.

Trong hơn nửa đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản nói chung và sản phẩm cá tra nói riêng sang thị trường này gặp nhiều khó khăn do những chính sách hạn chế nhập khẩu thủy sản vào nước này.

Cuối tháng 5/2021, Trạm Giang - một trong những trung tâm trung chuyển lớn ở Trung Quốc đã thông báo tạm dừng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh từ các nước sản xuất thủy sản lớn bao gồm bao gổm Việt Nam từ 20/6 đến 15/7 bởi lý do nhiều thành phố như Quảng Châu, Phật Sơn, Thâm Quyến, Trạm Giang, Maoming… có dấu hiệu nhiễm và lây lan COVID-19.

Do vậy, kể từ quý II/2021, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông, vốn là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, giảm liên tiếp từ 0,8 – 11,4% so với cùng kỳ năm trước.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gan-45-doanh-nghiep-xuat-khau-ca-tra-roi-bo-thi-truong-trung-quoc-20210826121801039.htm

Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2021

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc bất lợi, doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới

Theo Tổng cục Hải quan, Trung Quốc chiếm khoảng 10,5% tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Lũy kế 7 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản sang thị trường 1,3 tỷ dân đạt 522 triệu tấn, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2020.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/thuy-hai-san-khac-136.html

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc bất lợi, doanh nghiệp tìm miền đất hứa mới - Ảnh 1.

Số liệu: Tổng cục Hải quan, Đồ họa: Hoàng Anh

Trao đổi với người viết, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết hiện nay cả Việt Nam và Trung Quốc đều đang trong giai đoạn tăng cường phòng dịch khiến số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu giảm mạnh.

Bản thân nhà nhập khẩu nhập trực tiếp hoặc nhập rồi phân phối qua các kênh trung gian cũng e ngại vấn để thủ tục logistics, kiểm dịch COVID-19.

"Hiện nay, năng lực sản xuất của các nhà máy chế biến thủy sản của Việt Nam hiện chỉ đạt 30 – 40%.

Bên cạnh đó, hôm nay cảng này dừng hoạt động, ngày mai cửa khẩu kia khó thông quan, không doanh nghiệp nào có thể chắc chắn thời gian giao hàng, nhận hàng. Mọi thứ đều đang bất định.

Ảnh: VASEP

Do đó, cần nhanh chóng tiêm vắc xin cho công nhân, ổn định sản xuất trở lại thì mới tính được chuyện tiếp cận, giao dịch với khách hàng", ông Hòe nói.

Hiện nay, Trung Quốc ngày càng siết chặt kiểm tra virus SARS-CoV-2 đối với hàng thuỷ sản đông lạnh nhập khẩu từ các nước cũng khiến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường này giảm liên tiếp trong nhiều tháng.

Bên cạnh đó, nguyên nhân nội tại là xuất khẩu thuỷ sản của chính Trung Quốc cũng sụt giảm vì COVID-19. Do đó, theo một số chuyên gia nhận định, Trung Quốc muốn người tiêu dùng, nhà chế biến thuỷ sản nước này tập trung tiêu thụ nguồn nguyên liệu trong nước.

Ngoài ra, giá xuất khẩu thủy sản tăng chậm, không hấp dẫn doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng khiến xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc giảm. 

Chia sẻ với người viết, đại diện CTCP Nam Việt (Mã: ANV) cho biết 6 tháng cuối năm 2020, thị trường Trung Quốc từng mang đến cho ANV nhiều hợp đồng lớn, chiếm gần 40% tổng doanh thu xuất khẩu của công ty.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/xuat-khau-thuy-san-sang-trung-quoc-bat-loi-doanh-nghiep-tim-kiem-thi-truong-moi-20210819190429181.htm

Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2021

Nhập khẩu ngô tăng mạnh, có tình trạng tạm nhập tái xuất?

Theo Tổng cục Hải quan nhập khẩu ngô trong tháng 7 đạt hơn 1,1 triệu tấn, tương đương 370 triệu USD tăng 33% về lượng, tăng 42% về giá trị so với tháng 6.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/thuc-an-chan-nuoi-72.htm

Lũy kế 7 tháng, nhập khẩu ngô của cả nước đạt gần 6,4 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 11,5% về lượng và tăng 48% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, nhập khẩu ngô từ Ấn Độ tăng vọt trong 7 tháng đầu năm với hơn 1 triệu tấn, tương đương gần 297 triệu USD, tăng hơn 882 lần về lượng và tăng hơn 573 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.

Ảnh: VnEconomy

Tại hội thảo "Tìm giải pháp bổ sung nguồn cung cấp nguyên liệu TACN tại Việt Nam", bà Đinh Thị Thúy Phương, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết việc Việt Nam phụ thuộc vào nguyên liệu ngoại nhập đã khiến giá thức ăn chăn nuôi trong nước trong 6 tháng đầu năm tăng khoảng 37%.

Nhập khẩu ngô tăng mạnh, có tình trạng tạm nhập tái xuất? - Ảnh 1.

Lượng, giá trị nhập khẩu ngô trong vòng 1 năm (Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Trước kim ngạch nhập khẩu lớn, ông Trần Xuân Định, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Thương mai Giống Cây trồng Việt Nam băn khoăn về việc nhập khẩu ngô ngoài phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước, liệu có tình trạng tạm nhập tái xuất, đặc biệt xuất qua Trung Quốc.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/nhap-khau-ngo-tang-manh-co-tinh-trang-tam-nhap-tai-xuat-20210813021558113.htm

Thứ Năm, 12 tháng 8, 2021

Ngành điều chật vật giữ vị trí ngôi vương xuất khẩu thế giới

Theo Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 7, xuất khẩu điều đạt 26 nghìn tấn tương đương 168,5 triệu USD giảm 12% về lượng, giảm 9% về giá trị.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/hat-dieu-44.htm

Trong khi nhu cầu nhập khẩu điều của thị trường châu Mỹ, châu Âu rất cao nhưng doanh nghiệp Việt lại không thể sản xuất và giao hàng đúng thời hạn vì dịch COVID-19.

Trước đó, AFI cũng gửi thư tới Thủ tướng đề nghị ưu tiên tiêm vắc xin cho lao động ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm Việt Nam để xuất khẩu điều sớm trở lại quỹ đạo.

Ảnh: Báo Đầu tư

Trao đổi với người viết, ông Cao Thúc Uy, Uỷ viên Ban Thường vụ, Giám đốc công ty TNHH Cao Phát cho biết thông thường 6 tháng cuối năm là cao điểm xuất khẩu ngành điều nhưng năm nay mọi thứ đều chững lại do dịch COVID-19.

Đặc thù các doanh nghiệp ngành điều thường nhận các hợp đồng kỳ hạn, nay mới chỉ tháng 7 nhưng các công ty lớn có nhiều đơn hàng giao năm 2022.

"Hiện nay, các doanh nghiệp chỉ cố gắng sản xuất để giải quyết các đơn hàng cũ và không dám nhận đơn hàng mới vì không ai biết được khi nào hết dịch COVID-19.

Hôm nay doanh nghiệp có thể sản xuất 3 tại chỗ nhưng ngày mai có thể dừng hoàn toàn vì phát hiện ca lây nhiễm chéo. Mọi thứ đang rất bấp bênh, vô định".

Ông Uy cho biết dù hạt điều có lợi thế về bảo quản hơn so với trái cây, nông sản tươi nhưng điều cũng là thực phẩm và có thời hạn bảo quản nhất định.

Sau thu hoạch, hạt điều cần sơ chế, chế biến sớm mới giữ được chất lượng. Chỉ cần chất lượng giảm một chút, các thị trường xuất khẩu điều chính là châu Âu, Mỹ, Nhật có thể từ chối, không nhận cả lô hàng.

Bên cạnh đó, xuất khẩu điều sang các thị trường cũng bị đứt gánh, chậm tiến độ khi các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giảm công suất và nhiều cảng phía Nam ùn ứ, hàng hóa ra vào đều rất khó khăn.

Trước phản ánh của hội viên, Hiệp hội Điều cũng có văn bản gửi đến các khách hàng nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/nganh-dieu-chat-vat-giu-vi-tri-ngoi-vuong-xuat-khau-the-gioi-20210811121815232.htm

Thứ Tư, 11 tháng 8, 2021

Giá phân bón tăng vọt 83%, nguy cơ tích trữ cục bộ?

Ngụy tạo khan hiếm nhằm trục lợi

Theo Bộ NN&PTNT, đến đầu tháng 8 giá phân bón trong nước và nhập khẩuđã liên tục tăng cao so với đầu năm.

Giá phân bón tăng vọt 83%, nguy cơ tích trữ cục bộ? - Ảnh 1.

Giá phân bón tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt (Số liệu: Bộ NN&PTNT, Đơn vị: đồng/kg)

Nông dân sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh COVID-19 vốn đã chật vật, cộng thêm giá phân bón tăng phi mã lại thêm khó. Hiệp hội Lương thực Việt Nam ghi nhận ý kiến của người dân nếu giá vật tư đầu vào tăng, giá lúa vẫn giảm thì họ sẽ bỏ ruộng, không trồng vụ 3.  

Trước thực trạng này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết vấn đề vận chuyển, lưu thông giá vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được tháo gỡ nhưng giá phân bón vẫn tiếp tục tăng cao, đỉnh điểm có loại tăng 83% so với thời điểm tháng 1.

"Phân bón sản xuất trong nước mà tăng quá cao như vậy thì nông dân làm sao chịu nổi. Giá vật tư có thật sự là chi phí sản xuất cao không?

Ảnh: Phân bón Đất Xanh

Phải chăng bắt đầu vào vụ mùa sản xuất, giãn cách xã hội, giao thông trắc trở thì tất cả cùng tăng giá?", Thứ trưởng Nam đặt câu hỏi.

Ngay sau đó, Tổ Công tác 970 (Bộ NN&PTNT) có công văn đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo Cục Quản lý thị trường các tỉnh phía Nam phối hợp với Thanh tra Cục Bảo vệ thực vật và Ban chỉ đạo 389 các tỉnh, thường xuyên kiểm tra, rà soát các cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu) không để tình trạng đầu cơ, trữ hàng… tạo khan hiếm giả tạo để trục lợi.

Mặc dù các doanh nghiệp phân bón đã tăng công suất, hạn chế xuất khẩu nhưng giá phân bón vẫn chưa hạ nhiệt, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam.

Trao đổi với người viết, ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV) cho biết giá phân bón Việt Nam tăng theo xu hướng giá phân bón thế giới.

“Hiện nay, các doanh nghiệp phân bón vẫn duy trì sản xuất ổn định. Hiệp hội không có số liệu sản xuất và lượng tồn kho của doanh nghiệp. 

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-phan-bon-tang-vot-83-nguy-co-tich-tru-cuc-bo-20210809172219301.htm

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2021

Doanh nghiệp gỗ đứng trước nhiều áp lực khi làn sóng dịch kéo dài

Chia sẻ với người viết, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA), cho biết: "Xuất khẩu gỗ đã tăng trưởng nổi bật những tháng đầu năm với tốc độ tăng 60% so với cùng kỳ và hiện nay đa số các doanh nghiệp đã ký kết được các đơn hàng để sản xuất cho đến quý I, quý II năm 2022". 

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/go-65.htm

Tuy nhiên, dịch COVID-19 đang ngày càng trở nên căng thẳng tại các tỉnh phía Nam khiến hơn một nửa số nhà máy sản xuất phải tạm thời đóng cửa hoặc giảm quy mô sản xuất. 

Theo ông Phương, kết quả khảo sát nhanh mới đây về tình hình hoạt động của 171 doanh nghiệp sản xuất ngành gỗ và mỹ nghệ tại TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các tỉnh miền Trung, miền Bắc trong giai đoạn dịch COVID-19 cho thấy 88 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, chiếm 51%.

Tổng số doanh nghiệp còn duy trì hoạt động là 83 đơn vị, chiếm 49% với tổng số lao động chỉ còn hơn 26.000 người, giảm 50% so với lao động trước dịch. Đối với mảng bán lẻ tại thị trường nội địa (chiếm 25%), gần 100% doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động, doanh thu sụt giảm 90%.

Thực tế, khi làn sóng dịch bùng phát tại TP HCM và các tỉnh phía Nam, nhiều nhà máy đã phải tạm dừng sản xuất bởi không đủ khả năng tổ chức, thu xếp cơ sở vật chất phục vụ ăn, nghỉ tại chỗ cho hàng nghìn lao động theo mô hình "3 tại chỗ" trong thời gian quá ngắn.

Với những doanh nghiệp đủ năng lực đáp ứng yêu cầu thì việc thực hiện cũng không dễ dàng vì điều kiện nhà xưởng, ký túc xá khó đáp ứng và số lượng người lao động quá lớn.

Xuất khẩu tăng trưởng vượt bật, doanh nghiệp gỗ có sống tốt giữa đại dịch? - Ảnh 2.

Tính từ đầu năm đến 15/7 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 8,9 tỷ USD, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh: báo Thanh Niên)

Chia sẻ tình hình cụ thể tại doanh nghiệp, ông Trần Quốc Mạnh, Tổng Giám đốc Công Ty Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Sản Xuất Thương Mại Sài Gòn (SADACO) cho biết: "Trong tình hình dịch bệnh hiện nay để tiếp tục sản xuất doanh nghiệp phải thực hiện theo mô hình "3 tại chỗ".

Tuy nhiên, biện pháp này không thể kéo dài đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngành gỗ vì khá tốn kém và nhiều khó khăn như việc sắp xếp chỗ ăn, nghỉ, cung ứng đồ ăn, thức uống, hàng thiết yếu cho công nhân là cả một vấn đề đối với doanh nghiệp.

Thêm vào đó là nỗi lo có đủ nguyên liệu để sản xuất không vì hiện chuỗi cung ứng đang bị đứt gãy và kế hoạch đáp ứng đơn hàng phải hoàn thành. Đây là áp lực lớn và không thể kéo dài".

Theo Tổng Giám đốc SADACO nếu tình hình kéo dài doanh nghiệp sẽ không đủ sức chống chịu. Nhiều doanh nghiệp đang trong trạng thái "ngủ đông", ngừng hoạt động và chỉ một thời gian ngắn sẽ dẫn đến hậu quả giải thể, phá sản.

"Khi "vết dầu loang rộng" thì dù Nhà nước có bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng thì cũng không thể cứu vãn", ông Mạnh chia sẻ.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/doanh-nghiep-go-dung-truoc-nhieu-ap-luc-khi-lan-song-dich-keo-dai-20210806112434612.htm

Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2021

Giá phân bón tăng kỷ lục, Trung Quốc tạm ngừng xuất khẩu

Theo Reuters, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cho biết quyết định tạm ngừng xuất khẩu phân bón được ban bố sau khi giá phân bón của một trong những nhà sản xuất lương thực hàng đầu thế giới tăng kỷ lục.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/phan-bon-69.htm

Theo dữ liệu hải quan, Trung Quốc là nhà xuất khẩu phốt phát hàng đầu thế giới. Trong nửa đầu năm 2021, nước này xuất khẩu 3,2 triệu tấn phân bón photphat diammonium và 2,4 triệu tấn urê sang Ấn Độ và Pakistan.

Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) thông báo cơ quan này triệu tập các doanh nghiệp sản xuất phân bón để trao đổi về việc tích trữ và đầu cơ. Tuy nhiên, danh tính của các công ty không được công khai.

Ảnh: Reuters

Các nhà phân tích cho biết kỳ vọng các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu nhà nước như Sinofert Holdings Ltd, Tập đoàn Sinoagri, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) và Tập đoàn Than Quốc gia Trung Quốc sẽ nằm trong số những công ty hạn chế xuất khẩu.

Cho đến hiện tại, các công ty này chưa trao đổi bất kỳ thông tin gì với báo chí về vấn đề này. Động thái này của Bắc Kinh có thể giải quyết bài toán giá nguyên liệu thô tăng vọt.

Giá phân bón ở Trung Quốc tăng kỷ lục trong năm nay trong bối cảnh nhu cầu từ đối tác nước ngoài cao hơn, trong khi sản xuất trong nước giảm và chi phí nguyên nhiên liệu cao.

Theo Gavin Ju, nhà phân tích chính về phân bón tại CRU Group đợt lũ lụt vừa qua tại tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến sản lượng của nhiều nhà máy phân bón.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-phan-bon-tang-ky-luc-trung-quoc-tam-ngung-xuat-khau-20210805092745717.htm

Giá gà rẻ hơn rau, doanh nghiệp lỗ 1 tỷ đồng/ngày

Tại "Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu sản phẩm chăn nuôi và thủy sản", ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh cho biết hiện nay tỉnh còn 1 triệu con gà chưa có đầu ra, tương đương khoảng 2,5 triệu tấn thịt.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-suc-gia-cam-48.htm

Trong đó, giá gà trắng giảm mạnh nhất, chỉ còn 7.000 đồng/kg. Một con gà 3 kg chỉ bán được gà chỉ bán được 20.000 đồng, chưa bằng 1 kg rau.

Với mức giá này người chăn nuôi đang lỗ 20.000 đồng mỗi kg gà. Nếu nhân với 2,5 triệu tấn gà thì doanh nghiệp, người chăn nuôi đang lỗ số tiền rất lớn.

"Trong mấy ngày qua, hơn 1 triệu con gà giống đã bị đốt bỏ do không có chuồng nuôi, không thể vận chuyển con giống, thức ăn chăn nuôi…", ông Xuân nói.

Theo ông Xuân, đấu tranh với COVID-19 là cuộc chiến trường kỳ. Bên cạnh việc giải quyết đầu ra cho người dân với giá ổn định còn phải tính đến chuyện tái đàn, duy trì sản xuất.

"Hôm nay có 1 triệu con gà giống bị đốt bỏ đồng nghĩa với việc trong tương lai sẽ thiếu 1 triệu còn gà, nguồn cung cho các khu đô thị, khu công nghiệp sẽ thiếu hụt trầm trọng khi hết dịch COVID-19", ông Xuân nói.

Ảnh: PLO

Theo bà Phạm Thị Ngọc Hà, Giám đốc Công ty TNHH San Hà tại TP HCM, khi dịch bệnh xảy ra lượng tiêu thụ giảm đi chỉ còn 50%. Trong khi hợp đồng liên kết với trang trại là 25.000 - 26.000 đồng/kg nhưng giá gà bán ra hiện chỉ còn 8.000 đồng/kg.

Hiện nay chi phí cho một con gà là 60.000 đồng, bao gồm giá vốn là 50.000 đồng, chi phí giết mổ 10.000 đồng. Giá gà hơi trên thị trường giảm mạnh, doanh nghiệp phải bán ra thị trường với giá khoảng 40.000 đồng/con.

"Mỗi ngày San Hà đưa ra thị trường khoảng 50.000 con gà, chúng tôi đang bị lỗ khoảng 1 tỷ đồng/ngày. Đây là nỗi đau của doanh nghiệp, không biết có thể chịu đựng đến bao giờ", bà Hà cho biết.

Nút thắt ở các cơ sở giết mổ

Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) cho biết các tỉnh phía Nam có khoảng 70 - 80 triệu con gia cầm đến ngày xuất chuồng nhưng tắc đầu ra.

Còn tiêp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-ga-re-hon-rau-doanh-nghiep-lo-1-ty-dong-ngay-20210802160257785.htm

Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

Thiết lập cơ sở giết mổ an toàn, chặn đà giảm của giá heo hơi

Theo khảo sát, giá heo hơi ngày 29/7 tại miền Bắc dao động trong khoảng 54.000 - 56.000 đồng/kg, giảm từ 1.000 – 3.000 đồng so với tuần trước và giảm 28.000 đồng/kg so với tháng 1.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-heo-hoi-80.htm

Giá heo hơi miền Bắc có thể về ngưỡng 60.000 đồng/kg? - Ảnh 1.

Diễn biến giá heo hơi miền Bắc trong 7 tháng đầu năm (Đơn vị: đồng, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Giá heo hơi miền Bắc giảm mạnh trong 7 tháng đầu năm nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua thịt lợn giá cao, đặc biệt khi thành phố Hà Nội thực hiện Chỉ thị 17.

Khảo sát tại chợ Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội), giá thịt ba chỉ heo, thịt nạc vai, thịt chân giò dao động mức 170.000 đồng/kg, thịt mông có giá 150.000 đồng/kg, sườn heo có giá 160.000 đồng/kg, tăng trung bình 10.000 - 20.000 đồng/kg so với thời điểm trước khi giãn cách xã hội.

Trong khi đại diện MEATDeli thuộc Tập đoàn Massan cho biết: "Chúng tôi có thể cung ứng hơn 250.000 tấn thịt heo/năm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong trường hợp nhiều đơn vị cung ứng thịt khác gặp ảnh hưởng do có ca nhiễm COVID-19.

Tại thành phố HCM, MEATDeli cung ứng 100.000 – 150.000 hộp thịt mát/ngày, tương đương từ 35 – 50 tấn thịt mát/ngày. Tại Hà Nội, sản lượng cung ứng được chuẩn bị ở mức tăng gấp đôi so với trước đây".

Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết nguồn cung heo ở các HTX tại Hà Nội không thiếu nhưng vấn đề vận chuyển tự do khó khăn, tiêu thụ ở chợ truyền thống giảm, trong khi kho dự trữ siêu thị có hạn khiến giá heo hơi giảm sâu.

Giá heo hơi miền Bắc có thể về ngưỡng 60.000 đồng/kg? - Ảnh 3.

Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm miền Bắc cần chuẩn bị phương án phòng dịch COVID-19 (Ảnh: Giải pháp môi trường Hana)

"Hiện nay 70% lượng thịt heo được cung cấp từ các truyền thống, 30% từ siêu thị. Những ngày đầu Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, nguồn cung tại chợ chưa ổn định, người dân hạn chế đi lại nên có xu hướng tích trữ thịt heo, tạo cơ hội cho thương lái đẩy giá, làm mất cân bằng lợi ích giữa 3 khâu sản xuất – lưu thông – tiêu dùng", ông Trọng nói.

Ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng thực phẩm thiết yếu cho người dân. Do đó, các khâu sản xuất, giết mổ, chế biến, vận chuyển đến tay người tiêu dùng phải đảm bảo an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh ở cả động vật và người.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/thiet-lap-co-so-giet-mo-an-toan-chan-da-giam-cua-gia-heo-hoi-20210729115650268.htm