Trang

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2021

Doanh nghiệp gỗ đứng trước nhiều áp lực khi làn sóng dịch kéo dài

Chia sẻ với người viết, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA), cho biết: "Xuất khẩu gỗ đã tăng trưởng nổi bật những tháng đầu năm với tốc độ tăng 60% so với cùng kỳ và hiện nay đa số các doanh nghiệp đã ký kết được các đơn hàng để sản xuất cho đến quý I, quý II năm 2022". 

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/go-65.htm

Tuy nhiên, dịch COVID-19 đang ngày càng trở nên căng thẳng tại các tỉnh phía Nam khiến hơn một nửa số nhà máy sản xuất phải tạm thời đóng cửa hoặc giảm quy mô sản xuất. 

Theo ông Phương, kết quả khảo sát nhanh mới đây về tình hình hoạt động của 171 doanh nghiệp sản xuất ngành gỗ và mỹ nghệ tại TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các tỉnh miền Trung, miền Bắc trong giai đoạn dịch COVID-19 cho thấy 88 doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, chiếm 51%.

Tổng số doanh nghiệp còn duy trì hoạt động là 83 đơn vị, chiếm 49% với tổng số lao động chỉ còn hơn 26.000 người, giảm 50% so với lao động trước dịch. Đối với mảng bán lẻ tại thị trường nội địa (chiếm 25%), gần 100% doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động, doanh thu sụt giảm 90%.

Thực tế, khi làn sóng dịch bùng phát tại TP HCM và các tỉnh phía Nam, nhiều nhà máy đã phải tạm dừng sản xuất bởi không đủ khả năng tổ chức, thu xếp cơ sở vật chất phục vụ ăn, nghỉ tại chỗ cho hàng nghìn lao động theo mô hình "3 tại chỗ" trong thời gian quá ngắn.

Với những doanh nghiệp đủ năng lực đáp ứng yêu cầu thì việc thực hiện cũng không dễ dàng vì điều kiện nhà xưởng, ký túc xá khó đáp ứng và số lượng người lao động quá lớn.

Xuất khẩu tăng trưởng vượt bật, doanh nghiệp gỗ có sống tốt giữa đại dịch? - Ảnh 2.

Tính từ đầu năm đến 15/7 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 8,9 tỷ USD, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh: báo Thanh Niên)

Chia sẻ tình hình cụ thể tại doanh nghiệp, ông Trần Quốc Mạnh, Tổng Giám đốc Công Ty Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Sản Xuất Thương Mại Sài Gòn (SADACO) cho biết: "Trong tình hình dịch bệnh hiện nay để tiếp tục sản xuất doanh nghiệp phải thực hiện theo mô hình "3 tại chỗ".

Tuy nhiên, biện pháp này không thể kéo dài đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngành gỗ vì khá tốn kém và nhiều khó khăn như việc sắp xếp chỗ ăn, nghỉ, cung ứng đồ ăn, thức uống, hàng thiết yếu cho công nhân là cả một vấn đề đối với doanh nghiệp.

Thêm vào đó là nỗi lo có đủ nguyên liệu để sản xuất không vì hiện chuỗi cung ứng đang bị đứt gãy và kế hoạch đáp ứng đơn hàng phải hoàn thành. Đây là áp lực lớn và không thể kéo dài".

Theo Tổng Giám đốc SADACO nếu tình hình kéo dài doanh nghiệp sẽ không đủ sức chống chịu. Nhiều doanh nghiệp đang trong trạng thái "ngủ đông", ngừng hoạt động và chỉ một thời gian ngắn sẽ dẫn đến hậu quả giải thể, phá sản.

"Khi "vết dầu loang rộng" thì dù Nhà nước có bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng thì cũng không thể cứu vãn", ông Mạnh chia sẻ.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/doanh-nghiep-go-dung-truoc-nhieu-ap-luc-khi-lan-song-dich-keo-dai-20210806112434612.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét