Trang

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

2 Tuần sau khi gọi vốn thất bại trên Shark Tank Việt Nam, startup bọt tuyết bất ngờ bán được 500 sản phẩm, bằng tổng doanh số bán trong... 1,5 Năm trước

Ông Nguyễn Trường Sơn cho biết buổi tối màn gọi vốn thất bại của mình lên sóng Shark Tank, ông buồn đến nỗi phải tắt máy đi ngủ. Nhưng sáng hôm sau bật điện thoại lên, "không ngờ cuộc gọi từ những người quan tâm tới sản phẩm, họ gọi muốn cháy máy luôn."

2 tuần sau khi gọi vốn thất bại trên Shark Tank Việt Nam, startup bọt tuyết bất ngờ bán được 500 sản phẩm, bằng tổng doanh số bán trong... 1,5 Năm trước

Ông Nguyễn Trường Sơn.
Ông Nguyễn Trường Sơn đã xuất hiện trong tập 8 của Shark Tank mùa 2 với các sản phẩm thiết bị sản xuất bọt tuyết dùng cho tắm gội, tẩy rửa… với giá rẻ hơn hàng nhập khẩu trên thị trường. Mặc dù sản phẩm được đánh giá là tiềm năng nhưng startup An Thịnh Phát của ông Sơn bị các Shark "chê" chưa biết cách bán hàng.
Chúng tôi gặp ông Nguyễn Trường Sơn tại TPHCM, 2 tuần sau ông lên sóng truyền hình. Thoát khỏi không khí "chất vấn" của Shark Tank, founder gần 60 tuổi này tỏ ra vui mừng vì được phỏng vấn, hồ hởi kể về những bất ngờ nhận được sau khi lên sóng Shark Tank, dù chưa được đầu tư…
"Nửa buồn nửa vui" khi biết mình được lên truyền hình
"Trước khi mà Shark Tank lên sóng thì tôi làm khoảng 2.000 bình loại nano bạc (sản phẩm bình bọt tuyết dùng cho tẩy rửa – PV). 1.500 Bình tôi bỏ kho thì bán rất chậm, vô cùng chậm. Tôi gởi lên Lazada, rồi đưa qua mấy kênh bán hàng tạp hóa rồi, nhưng tình hình tiêu thụ chậm lắm. Mỗi ngày nhìn đống thùng đó, phải nói hơi buồn và thất vọng," ông Sơn kể.
Khi quay hình, ông Sơn lại thêm một nỗi buồn nữa là không được đầu tư. "Mình đổ công sức ra như vậy, hàng thì không bán được, vốn thì không gọi được, bây giờ còn gì nữa mà không tuyệt vọng, đúng không?"
Nỗi buồn đó kéo dài khoảng mười mấy ngày, đến một buổi tối thứ 4, ông Sơn nhận được cuộc gọi từ một người bạn, bảo là tập Shark Tank Việt Nam mới nhất giới thiệu phần gọi vốn của An Thịnh Phát ở phần trailer.
"Lúc đó 9, 10 giờ rồi, tôi lỡ tivi đâu có coi được, lúc đó chương trình cũng không up Youtube sớm, tôi không ngủ được. Đến 3 giờ sáng tôi bật dậy, bật Youtube lên coi, thì thấy video đã được up lên."
Bác Nguyễn Trường Sơn trên Shark Tank Việt Nam mùa 2
Xem được đoạn trailer, biết phần sau mình sẽ lên sóng, đến giờ nỗi buồn của ông Sơn chuyển thành nỗi… lo: "Lên truyền hình thì được rồi, nhưng mà lên với kết quả không tốt thì không biết có ảnh hưởng gì đến thương hiệu của mình hay không. Nếu tốt thì mình mừng. Nhưng mà tôi không được đầu tư, tôi sợ biết đâu có ảnh hưởng ngược lại đến công ty mình thì sao, người ta chê bản thân mình, chê lây sang sản phẩm của mình nữa," ông Sơn giãi bày.
"Tâm trạng mình nửa vui nửa buồn," ông nói.
Sau khi lên sóng, phải tắt máy điện thoại đi ngủ, sáng ra mở máy nhận hàng chục cuộc gọi
Thứ 4 tuần sau đó, ông Sơn lên sóng.
"Phát sóng xong, cũng có vài người bạn gọi đến tôi, chia buồn, an ủi tôi… Sau đó đi ngủ, tôi cũng tắt máy luôn, phải 8 giờ sáng mới thức dậy tại trằn trọc hoài không ngủ được. Tôi mở máy ra, thì không ngờ là cuộc gọi từ những người quan tâm tới sản phẩm, họ gọi muốn cháy máy luôn," ông Sơn hồ hởi kể.
Ông Sơn cho hay các cuộc gọi đến liên tục, buổi sáng đó ông tiếp vài chục cuộc, mỗi cuộc nói chuyện khoảng 5 – 10 phút.
"Đặt hàng nè, xin mẫu nè, rồi đòi làm đại lý rồi, tìm hiểu nè. Có người còn xin tư vấn cho tôi tại thấy tôi... Khổ quá, còn thiếu về mặt kinh doanh quá…", ông Sơn cười lớn.
"Rất mừng. Cả tháng tôi không nhận một điện thoại đặt hàng nào hết trơn, tôi phải tự đi tìm người bán, còn bây giờ khách hàng tự tìm đến tôi. Tự nhiên có một cái bước ngoặt, đang đi như vầy chầm chậm, trở nên tăng tốc một cách đột ngột," ông nói.
"Bác có thị trường là nhờ Shark Tank."
Theo lời ông Sơn, chỉ 2 tuần sau khi chương trình phát sóng màn gọi vốn của ông, An Thịnh Phát bán được 500 sản phẩm – hơn một nửa số lượng tồn kho và bằng lượng hàng ông bán được từ khi… thành lập công ty (3/2017) đến nay.
Việc lên sóng Shark Tank còn giúp công ty của ông Sơn tìm đến khách hàng ở miền Bắc, nơi trước đây không ai biết đến ông: "Trước đây tôi đâu bán được miền Bắc đâu. Nhưng mà khi lên sóng truyền hình thì người Bắc mua nhiều lắm. Tôi có khách hàng Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…"
"Dù có những điều còn băn khoăn, nhưng tôi vẫn cảm ơn chương trình. Shark Tank là cú hích, thật sự là một bước ngoặt". Cũng theo ông Sơn, qua Shark Tank, ông cũng lấy lại niềm tin vào sản phẩm của mình:
"Qua chương trình Shark Tank, tôi tin sản phẩm tôi không tồi. Mặc dù kết quả kêu gọi vốn của tôi thất bại hoàn toàn, nhưng người ta vẫn tin tưởng vào sản phẩm của tôi. Cho tôi tin tưởng hơn nữa vào tiềm năng của startup của mình.
Những người đã hoặc sẽ giúp đỡ tôi, họ sẽ tin tưởng hơn. Hồi trước tôi bán được hàng thì đâu ai tin tưởng".
Bác Nguyễn Trường Sơn
Sẽ học hỏi, sẽ cộng tác với người trẻ hơn và sẽ tiếp tục gọi vốn
Ông Sơn gọi vốn thất bại vì nhiều lý do. An Thịnh Phát mới tập trung vào phát triển sản phẩm, còn các khía cạnh để bán được sản phẩm như nghiên cứu thị trường, marketing, đặt giá sản phẩm… được đánh giá còn "lờ mờ." Shark Hưng nhận xét ông Sơn "hiểu về kinh tế nhưng không hiểu gì về kinh doanh." Còn Shark Thủy nhận xét: "Giống như một nhà nghiên cứu khoa học nhiều hơn. Tôi chưa thấy phẩm chất của một người thủ lĩnh."
Cộng đồng mạng còn nhận xét ông Sơn trình bày lan man và tính tình thì… bảo thủ.
Khi được hỏi về những cải thiện sau Shark Tank, ông Sơn nói: "Các Shark nói tôi không biết về kinh doanh. Không biết thì không đúng, mà phải nói là chưa biết."
"Tôi sẽ học hỏi, tôi sẽ tìm hiểu như đã tìm hiểu khoa học kỹ thuật. Hiện nay tôi chưa biết về thị trường, về kinh doanh. Nhưng mà, những kiến thức về kinh doanh mình có thể học khắp nơi: học sách vở, học bạn bè, học từ các chuyên gia, và cả học từ cả thị trường nữa," ông nói.
"Các Shark nói bác không biết về kinh doanh. Không biết thì không đúng, mà phải nói là chưa biết."
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Trường Sơn còn cho biết sẽ tìm một người trẻ tuổi hơn cộng tác về mặt thị trường: "Tôi sẽ nghiên cứu thị trường, nhưng tôi nghĩ mình sẽ cần những người cộng tác. Tôi chỉ tìm hiểu trên vấn đề lập dự án thôi, hoặc đóng góp ý kiến với bạn đó thôi."
Ngoài ra, ông Sơn cho biết An Thịnh Phát sẽ tiếp tục đi gọi vốn.
"Tôi tin tưởng sản phẩm này của người Việt, do người Việt chế tạo ra, nếu người nào có tâm huyết với quốc gia và không nghĩ đến vấn đề lợi nhuận nhiều lắm thì họ sẽ quan tâm đến."
"Tại vì người Việt của mình bị mang tiếng làm không nổi con ốc vít, nhưng hiện nay có một sáng chế do người Việt nghĩ ra và phục vụ nhu cầu, có một thị trường riêng của nó.
Mong sẽ có những nhà đầu tư thiên thần, góp vốn để tôi có thể nuôi ý tưởng này, ra thị trường một cách ổn định hơn. Và phục vụ được nhu cầu của người Việt, để sau này xuất khẩu đi được, để người Việt cũng tự hào Việt Nam mình cũng có những sản phẩm trí tuệ, sản phẩm Việt," ông Sơn cho hay.
Ông Nguyễn Trường Sơn xuất thân là dân cơ khí, tốt nghiệp đại học Báck Khoa TPHCM năm 1984, có 7 năm làm cơ khí trong công ty nhà nước. Ông Sơn chuyển sang làm cho các công ty nước ngoài ở các vị trí thiên về kinh tế. Đến khi gần 50 tuổi, ông Sơn dừng làm ở các công ty, vì muốn đi dạy nên ở tuổi ấy ông bắt đầu đi học thạc sĩ, rồi tiến sĩ. Công ty An Thịnh Phát thành lập vào năm 2017, nhưng ý tưởng về sản xuất bọt tuyết đã được ông Sơn ấp ủ từ năm 2005 nhưng từ bỏ 3 năm sau đó.
"Bỏ rồi nhưng nó cứ lẩn quẩn, mình vẫn thấy thích nó tại vì cái bọt rất đẹp, mà bọt tuyết là ngành mới." Khi cùng bạn bè nghĩ ra mẫu máy và nguyên lý mới, ông Sơn quyết định khởi nghiệp lại.
"Bạn bè tôi, tuổi này mà khởi nghiệp thì cảm thấy có gì đó không bình thường. Nhiều người cũng về hưu sớm, đi chơi, an dưỡng tuổi già, riêng tôi thì mày mò ba cái chuyện khởi nghiệp này. Nhưng mà thật ra ông KFC, ổng khởi nghiệp gà rán Kentucky năm 65 tuổi, tôi năm nay mới có năm mươi mấy tuổi, trẻ hơn ổng 8, 9 tuổi. Shark Việt nói câu, khởi nghiệp tuổi nào thì thích hợp, ổng nói từ 18 đến 81 mà.
Nhiều khi mỗi người có một niềm đam mê, số phận. Những người có số phận không được an nhàn, phải dấn thân," ông Sơn nói.
Theo ông Nguyễn Trường Sơn, An Thịnh Phát phát triển những máy về bọt tuyết để phục vụ công nghiệp và dân sinh: rửa xe, rửa sàn; sản phẩm bình tẩy rửa nano bạc dùng vệ sinh nhà bếp, thiết bị trong nhà; sản phẩm tắm gội. Mỗi sản phẩm có nét độc đáo riêng và có công dụng đa dạng.
Ví dụ, máy rửa sàn dành cho khu nông nghiệp công nghệ cao, rửa sàn, rửa nhà màn, còn có thể rửa được chiếc xe buýt lớn, xe giường nằm, xe lửa... Sản phẩm bình tẩy rửa nano bạc thì phục vụ cho bà nội trợ của gia đình trung lưu, khách sạn, nhà hàng, tiệm giày, những hãng ô tô để làm sạch nội thất bên trong…

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

Sữa công thức chuyên biệt d��nh cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi

SIMILAC ISOMIL: dành cho bé từ 0-6 tháng, công thức dinh dưỡng chuyên biệt cho trẻ

Hiểu rõ sự lo lắng của mẹ khi bé nhà mình khó "tiếp nhận" với các loại sữa bột thông thường, các nhà khoa học của Abbott đã đặc chế ra Similac Isomiliq plus với nguồn đạm dễ tiêu hóa, tinh chế từ đạm đậu nành, dành cho trẻ dị ứng đạm sữa bò, không hấp thụ được đường lactose, rối loạn chuyển hóa galactose, hoặc tiêu chảy.

Xem thêm: Sữa bột nào tốt nhất hiện nay

Những đặc điểm chính của sữa SIMILAC ISOMIL:

Các công thức từ đạm đậu nành như Similac Isomiliq plus đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh giúp giảm các chứng nôn trớ, đầy hơi, quấy khóc ở trẻ.

Giúp bé phát triển trí tuệ vượt bật, tăng khả suy luận của bé. Do sữa chứa hệ dưỡng chất iq plus , bao gồm AA, DHA, omega 3, omega 6, taurin, cholin, sắt, kẽm và những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trí não và thị giác.

Chứa nucleotide tự nhiên giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ một cách tự nhiên, phòng chống các loại bệnh thường thấy ở bé.

Chứa hỗn hợp chất béo đặc biệt và hoàn toàn không có dầu cọ. Giúp gia tăng hấp thu canxi, hỗ trợ xương và răng chắc, khỏe. Similac Isomiliq plus1 đã được chứng minh giúp trẻ tăng trưởng tốt.

Sữa tốt nhất cho bé hiện nay (ảnh minh họa)

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Shark Tank Việt Nam: Mô hình Start-up khiến Shark Hưng 'bất chấp c��� thế giới' đầu tư 1 triệu USD

Trong tập 12 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, anh Ngọc Minh và anh Sơn Tùng từ Công ty Power Centric kêu gọi 500.000 USD cho 10% hoặc 1,5 triệu USD cho 30% cổ phần công ty với sản phẩm lưu trữ năng lượng của tương lai này đã khiến các Sharks tranh giành nhau.
Được biết bình trữ năng lượng mang nhãn hiệu Mopo, các sản phẩm này có thể thay thế được cho ác quy chì axit hiện hành đang được sử dụng phổ biến trên các xe điện và hệ thống lưu trữ năng lượng.
Anh Sơn Tùng cho biết thêm, các sản phẩm Mopo chỉ có kích thước và trọng lượng chỉ bằng 1/4 so với các loại bình ác quy thông thường, đặc biệt khi người dùng kết hợp với bộ tích điện sẽ có ngay máy phát điện di động.
Năng lượng dùng để nạp vào các bình trữ điện có thể nạp từ điện lưới, từ điện gió… với 48V cho 20Ampe tương đương với 4 bình ác quy 12V 20Ampe.
shark tank viet nam mo hinh start up khien shark hung bat chap ca the gioi dau tu 1 trieu usd
Thương vụ thành công thuộc về Shark Hưng với số tiền đầu tư lên tới 1.000.000 USD (Ảnh: Shark Tank Việt Nam)
Hiện nay, công ty Power Centric đã nghiên cứu xong và bán ra thị trường với doanh thu 500 triệu đồng trong 2 tháng chạy thử, chủ yếu là bán lẻ cho cá nhân, doanh nghiệp
Cho đến thời điểm hiện tại đã có đơn đặt hàng hơn 5 tỷ đồng, trong quá trình đang thương lượng với tập đoàn lớn và chuỗi cửa hàng tại Mỹ, công ty hiện đã có nhà máy sản xuất và nhà xưởng khoảng 1.200 m2.
Shark Phú có thắc mắc công ty có căn cứ nào khi định giá công ty với 5 triệu đô, Start-up cho biết năm 2019 với doanh thu công ty dự kiến với đối tác của công ty là 5 triệu đô, hiện nay công nghệ lưu trữ là chìa khoá cho năng lượng tái tạo.
Với dây chuyền sản xuất theo thiết kế có thể đạt được 60.000 sản phẩm mỗi năm, giá dự kiến đối với sản phẩm 48V 20ampe là 499USD được bán trên thị trường Việt Nam.
Với các sản phẩm đã bán được khoảng 500 triệu thu lại lợi nhuận gộp là 30 – 50%, Start-up cũng cho biết vỐN công ty hơn 110 tỷ đồng với vốn thực góp là hơn 11 tỷ đồng.
Sau khi nghe thời gian giới thiệu và gọi vốn từ Start-up, Shark Dũng quyết định không đầu tư vì không thuộc lĩnh vực.
Shark Linh đưa ra lời khuyên nên bán các sản phẩm này bên Mỹ và xây dựng thương hiệu quảng cáo lớn hơn nữa, lúc đó mới nên gọi vốn lớn hơn vì vậy Shark Linh quyết định không đầu tư vì nghĩ mô hình này chưa cần Shark Linh tham gia.
Shark Hưng đề nghị 500.000 USD đổi lấy 30% cổ phần, hứng thú với mô hình này, Shark Phú và Shark Hồng Anh bắt tay nhau cùng đưa ra số tiền 500.000 USD cho 25% cổ phần, tuy nhiên về phía Power Centric lại muốn cả ba Shark đầu tư và đưa ra số tiền 1.500.000 USD.
Ngay sau đó, màn thương lượng bắt đầu kịch tính hơn khi Shark Hưng tiếp tục tăng số tiền đầu tư lên 1.000.000 USD với 500.000 USD cho 25% cồ phần và 500.000 USD cho vay chuyển đổi với lãi suất 0% trong 6 tháng đầu tiên, tối đa 10% 6 tháng tiếp theo.
Thương vụ thành công thuộc về Shark Hưng với số tiền đầu tư lên tới 1.000.000 USD

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Shark Tank Việt Nam - Tập 12: C��c shark siêu đáng yêu tập "múa mèo"

Trong trích đoạn giới thiệu tập 12 trên đây, các shark đã rất hăng hái tham gia tập "múa mèo" theo đề nghị của sáng lập viên đến gọi vốn.
Tập 12 chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ trên đây xuất hiện start-up đặc biệt mang đến dịch vụ "múa mèo" rất đáng yêu. Khi được mời lên tập thử, Shark Linh đã rất hăng hái rủ các "cá mập" khác tham gia cùng.
Cả 5 nhà đầu tư đều tỏ ra thích thú và hứng khởi với các động tác dễ thương. Trong khi Shark Hưng và Shark Linh có vẻ khá thuần thục thì điệu múa này lại làm khó 3 nhà đầu tư còn lại. Vị shark mới của Shark Tank Việt Nam Đặng Hồng Anh đã dí dỏm cảnh báo shark Dzung "cẩn thận quay sau là ăn đòn" khi thực hiện động tác "lật cùi chỏ".
Shark Tank Việt Nam - Tập 12: Các shark siêu đáng yêu tập múa mèo - Ảnh 1.
Bên cạnh đó, tập 12 cũng xuất hiện màn múa chén cung đình rất hấp dẫn, khiến khán giả tò mò về dự án đến gọi vốn.

Bảng giá vàng bữa nay 19/9: USD tăng trở lại đẩy giá vàng đi xuống

Bảng giá vàng bữa nay 19/9, giá vàng suy yếu trong bối cảnh chỉ số đô la đã nâng cao trở lại khi mà thị trường chứng khoán Mỹ cũng đang trong tình trạng nâng cao điểm.

Xem thêm: Bảng giá vàng

Bảng giá vàng bữa nay 19/9 ghi nhận tại cửa hàng vàng cho thấy, Tập đoàn Doji niêm yết vàng miếng ở mức 36,55 - 36,65 triệu đồng/lượng. Đơn vị SJC niêm yết vàng 99,99 ở mức 36,52 - 36,68 triệu đồng/lượng.

Còn tại thị trường Hà Nội, giá vàng Doji lại sở hữu điều chỉnh ngược nhau ở hai chiều: Chiều mua vào giảm 10 nghìn đồng còn 36,56 triệu đồng/lượng, trong khi chậm tiến độ chiều bán ra lại tăng 10 nghìn đồng lên 36,66 triệu đồng/lượng.

Vàng Phú Quý đầu giờ sáng nay cũng tăng 10.000 đồng/lượng và hiện niêm yết ở mức 36,59-36,68 triệu đồng/lượng

Phiên này, giá vàng Rồng Thăng Long nâng cao mạnh thêm 50 ngàn đồng ở cả 2 chiều lên 34,36-34,81 triệu đồng/lượng lúc chốt phiên.

Bảng giá vàng bữa nay, giá vàng 9999, giá vàng SJC, giá vàng 24K, 18K, 14K, 10K ghi nhận đầu giờ sáng ngày 19/9

bang-gia-vang-hom-nay-gia-vang-9999-gia-vang-sjc-gia-vang-24k-18k-14k-10k-ghi-nhan-dau-gio-sang-ngay-19-9

Bảng giá vàng hôm nay 19/9, giá vàng 9999, giá vàng SJC, giá vàng 24K, 18K, 14K, 10K. Ảnh minh họa

Xem thêm: Giá vàng 18k hôm nay

Hiện, giá trần mua vào và giá trằn bán ra của vàng miếng SJC là 36,56 triệu đồng/lượng và 36,70 triệu đồng/lượng.

với vàng nữ trang SJC, giá vàng 24K giảm 30.000 đồng/lượng ở cả hai chiều tậu vào và bán ra. Tương tự, giá vàng 18K và 14K giảm lần lượt 22.000 đồng/lượng và 17.000 đồng/lượng ở cả hai chiều.

Tính đến thời điểm này, giá vàng toàn cầu quy đổi tương đương 33,67 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế phí), rẻ hơn giá vàng SJC 3,02 triệu đồng/lượng.

thị phần thế giới tính tới đầu giờ sáng 19/9 (giờ Việt Nam), giá vàng toàn cầu trên sàn Kitco thương lượng ở mức 1198.80 - 1199.80 USD/ounce.

Chỉ số đô la đã tăng trở lại trong khi thị phần chứng khoán Mỹ cũng đang trong trạng thái nâng cao điểm, tạo sức ép bán nhẹ trên thị trường kim loại quý. Giá vàng kỳ hạn tháng 12 giảm hai,20 USD/ounce ở mức 1203,50 USD/ounce.

Hiện giá vàng tốt hơn 7,8% (101,5 USD/ounce) so mang cuối năm 2017. Vàng thế giới quy đổi theo giá đô la ngân hàng với giá 33,3 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, tốt hơn khoảng 3,4 triệu đồng/lượng so với vàng trong nước.

Giá vàng thế giới chưa thể tăng trở lại do đồng đô la vững giá cho dù tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đẩy trận chiến thương nghiệp lên 1 mức cao mới. Giới đầu cơ chờ đợi những giận dữ của Trung Quốc cũng như thẩm định các ảnh hưởng thụ động lên nền kinh tế Mỹ.

Vàng đứng ở mức phải chăng cốt yếu do đồng USD vững giá. Thị phần chứng khoán Mỹ tiếp tục thiên hướng đi lên sau lúc chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố việc áp thuế 10% lên 200 tỷ đô la hàng Trung Quốc và mức thuế có thể sẽ nâng cao lên 25% từ đầu năm sau.

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Mỹ chính thức áp thuế quan hàng hóa Trung Quốc vào 24/9, loại ��ồng hồ thông minh của Apple khỏi danh sách chịu thuế

Thứ Hai (17/9), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ áp thuế suất 10% lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD, nhưng đã loại đồng hồ thông minh từ Apple, Fitbit và các sản phẩm tiêu dùng khác như mũ bảo hiểm xe đạp và ghế ngồi ô tô của em bé khỏi danh sách chịu thuế.
Theo Reuters, văn phòng đại diện thương mại Mỹ đã loại bỏ khoảng 300 danh mục sản phẩm từ danh sách thuế được đề xuất, cùng với một số tập hợp các danh mục khác, nhưng các quan chức chính quyền cho biết tổng giá trị của danh sách chỉnh sửa vẫn là "khoảng 200 tỷ USD".
Danh mục thiết bị kết nối internet trị giá 23 tỷ USD sẽ vẫn chịu thuế quan, nhưng một số sản phẩm, như đồng hồ thông minh, thiết bị Bluetooth và các sản phẩm công nghệ tiêu dùng khác đã được loại bỏ sau một khoảng thời gian dài lấy ý kiến người dân, với hơn 6.000 ý kiến được tiếp nhận.
Ngoài ra, một số nguyên liệu đầu vào Trung Quốc cho việc sản xuất hóa chất được sử dụng trong sản xuất, dệt may và nông nghiệp cũng được đưa ra khỏi danh sách chịu thuế mới.
Các sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng sản xuất tại Trung Quốc như mũ bảo hiểm xe đạp do Vista Outdoor bán và ghế ngồi ô tô cho trẻ em, cũng như các sản phẩm khác của Graco cũng được loại khỏi danh sách.
my chinh thuc ap thue quan hang hoa trung quoc vao 249 loai dong ho thong minh cua apple khoi danh sach
Mặc dù vậy, những điều chỉnh không có nhiều tác dụng trong việc xoa dịu các nhóm công nghệ và bán lẻ, những người lập luận rằng thuế quan sẽ gây khó khăn cho người tiêu dùng.
Việc thu thuế theo danh sách dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào ngày 24/9 nhưng thuế suất sẽ tăng lên 25% vào cuối năm 2018, cho phép các công ty Mỹ có thời gian điều chỉnh chuỗi cung ứng của họ sang các quốc gia thay thế.
Ông Trump, trong một tuyên bố công bố đợt thuế quan mới, cảnh báo nếu Trung Quốc có hành động trả đũa chống lại người nông dân hoặc các ngành công nghiệp Mỹ, "chúng tôi sẽ ngay lập tức theo đuổi giai đoạn ba, đó là áp thuế lên thêm khoảng 267 tỷ USD hàng nhập khẩu".
IPhone không nằm trong số các sản phẩm mà Apple nói với nhà chức trách sẽ bị ảnh hưởng bởi đợt thuế 200 tỷ USD trong một bức thư ngày 5 /9 gửi cho các quan chức thương mại.
Tuy nhiên, nếu chính quyền ông Trump tiếp tục triển khai một đợt thuế trị giá 267 tỷ USD, thì iPhone, cùng với tất cả các điện thoại thông minh khác, có thể sẽ được đưa vào danh sách, theo Reuters.

Tỷ giá ngoại tệ ngày 18/9: USD suy yếu, bảng Anh tăng cao

Trái ngược diễn biến trên thị phần toàn cầu, đô la Mỹ trong nước tại các ngân hàng sau khi nâng cao mạnh chiều bữa qua vẫn tiếp tục đi lên rất mạnh thuần khiết nay (18/9).

Xem thêm: Bảng tỷ giá ngoại tệ hôm nay

Tỷ giá trọng điểm do NHNN ban bố sáng nay (18/9) đứng ở mức 22.700 VND/USD, tăng 10 đồng so có bữa qua. Mang biên độ +/-3%, tỷ giá sàn và tỷ giá nai lưng ứng dụng cho bữa nay là 22.019 VND/USD và 23.381 VND/USD.

Sau khi tăng mạnh trong chiều hôm qua (18/9), tỷ giá tại các ngân hàng tiếp diễn tăng tinh khiết nay, mức nâng cao phổ thông từ 10 - 25 đồng.

Cụ thể, Vietcombank hiện niêm yết tỷ giá ở mức 23.265-23.345 VND/USD, tăng 20 đồng so mang chiều bữa qua. BIDV cũng tăng 25 đồng lên 23.275-23.355 VND/USD. VietinBank khi mà Đó tăng nhẹ hơn, thêm 12 đồng lên 23.262-23.352 VND/USD.

Techcombank, DongABank, Eximbank nhất loạt tăng thêm 10 đồng. Mức giá ra khá giống nhau, trong khoảng 23.340-23.350 VND/USD trong khi chậm tiến độ giá tìm vào lại chênh lệch khá rộng rãi. Techombank mua vào có giá 23.220 VND/USD thì DongABank tìm vào sở hữu giá cao hơn những 50 đồng mang 23.270 VND/USD.

Xem thêm: Giá Euro hôm nay

Sacombank vẫn là nhà băng tìm bán USD mang giá cao nhất, cụ thể mua vào với 23.274 VND/USD và bán ra mang 23.366 VND/USD, nâng cao 24 đồng.

Mặc tỷ giá tại các nhà băng liên tiếp lên cao, giá USD tìm bán trên thị phần tự do đang hơi phẳng lặng neo ở quanh quéo mức 23.400 VND/USD, chỉ còn đắt hơn ngân hàng khoảng 50-60 đồng.

như vậy mang thị phần tự do trong nước, trên thị phần toàn cầu, đồng bạc xanh vẫn trong thiên hướng suy yếu trong khoảng đêm qua. Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng tiền xanh mang 6 đồng tiền mấu chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) hiện đứng ở mức 94,55 điểm.

Giá vàng bữa nay 18/9: Vàng g��n hoảng loạn trước quyết định mới?

Vàng bắt đầu lao dốc sau khi trận đấu thương mại Mỹ-Trung đang càng ngày càng bao tay.

Xem thêm: Bảng giá vàng sjc hôm nay

Tại thời điểm 8 giờ 40 phút, giá vàng thế giới nao núng nói quanh nói quẩn ngưỡng một.197 USD/ounce, giảm một đô la Mỹ so có tối qua.

hôm qua, trong phiên giao dịch đầu tuần, giá vàng diễn biến tương đối cầm chừng khi nhà đầu tư Quan sát găng tay thương nghiệp giữa Mỹ và Trung Quốc.

ngoài ra, tới sáng nay, vàng bắt đầu sở hữu miêu tả lao dốc sau lúc Mỹ vừa chính thức quyết định đi bước tiếp theo trong trận chiến thương nghiệp mang Trung Quốc.

Cụ thể, nội những của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa thông tin diễn ra từ ngày 24/9 tới Mỹ sẽ chính thức áp mức thuế suất 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc. Tới 1/1/2019, mức thuế này sẽ được tăng lên 25%.

Thậm chí, ông Trump còn cho biết nếu như Trung Quốc trả nủa và nhằm vào những người dân cày Mỹ, Mỹ sẽ ngay tức khắc đeo đuổi quá trình 3 của trận đấu thương nghiệp, tức thị đánh thuế vào khoảng 267 tỷ đô la hàng Trung Quốc.

Tuần trước đã rộ lên thông tin Mỹ buộc phải tái phát động đàm phán với Trung Quốc, một nỗ lực do Bộ trưởng tài chínhSteve Mnuchin dẫn đầu. Không những thế, ông Trump đã dội gáo nước lạnh vào kỳ vọng này.

Vàng bắt đầu lao dốc sau khi cuộc đấu thương mại Mỹ-Trung đang ngày càng bao tay.

với trong nước, đầu giờ sáng nay, doanh nghiệp Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tìm vào/bán ra là 36,54-36,7 triệu đồng/lượng, tăng 10.000 đồng/lượng so có chốt phiên trước.

Vàng Phú Quý đầu giờ sáng nay cũng tăng 10.000 đồng/lượng và hiện niêm yết ở mức 36,59-36,68 triệu đồng/lượng.

Xem thêm: Giá vàng nhẫn 9999

Sáng nay, ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trọng tâm của VND sở hữu USD là 22.700 đồng/USD, tăng 10 đồng/USD so mang chốt phiên gần nhất.

ngân hàng Vietcombank niêm yết tỷ giá trong khoảng 23.255 -23.335 đồng/USD, nâng cao 10 đồng/USD so với chốt phiên trước ngừng thi côngĐây.

nhà băng Eximbank hiện cũng niêm yết chiều tìm và bán ra từ 23.260 -23.340 đồng/USD, giữ nguyên so sở hữu chốt phiên trước.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Nga thách thức ngôi thống tr�� của Australia và Indonesia trên th�� trường than châu Á

Cạnh tranh trên thị trường than châu Á có thể sẽ nóng lên khi Nga tìm cách tiếp cận các nước nhập khẩu mới, thách thức hai nhà cung cấp truyền thống tại khu vực là Australia và Indonesia.
Nga đang tìm đến châu Á, nơi nhu cầu tiêu thụ than có thể sẽ tăng khi nhiều nhà máy nhiệt điện đốt than sắp đi vào hoạt động tại Ấn Độ và Đông Nam Á.
Vào cuối tháng 8, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak công bố mục tiêu tham vọng nâng gấp đôi xuất khẩu than của nước này đến châu Á vào năm 2025 từ khoảng 100 triệu tấn trong năm nay.
Tổng thống Vladimir Putin cũng hối thúc các công ty tài nguyên Nga đầu tư mạnh hơn nữa vào cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu, trong đó có các cảng và tuyến Đường sắt Xuyên Siberia. "Môi trường kinh doanh hiện tại cho phép Nga tăng cường tiếp cận thị trường than toàn cầu, để nâng cao vị thế và tăng thị phần của Nga", Tổng thống Putin cho biết hồi cuối tháng 8.
SUEK, công ty khai thác than lớn nhất nước Nga, đang mở rộng cảng Vanino tại vùng Viễn đông của nước này. Cảng này bắt đầu vận hành thương mại vào năm 2009 và dự kiến sẽ trung chuyển khoảng 20 triệu tấn than trong năm nay.
nga thach thuc ngoi thong tri cua australia va indonesia tren thi truong than chau a
SUEK muốn tăng cường xuất khẩu sang Thái Lan, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác. Nguồn: SUEK.
Trao đổi với tờ Nikkei Asian Review, SUEK cho biết công ty có kế hoạch nâng 80% công suất xuất khẩu hàng năm lên 40 triệu tấn. SUEK muốn tăng cường xuất khẩu sang Thái Lan, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác, nơi nhu cầu dự kiến sẽ ở mức cao, tương tự như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc – ba quốc gia nhập khẩu than lớn nhất tại châu Á.
Một quan chức phụ trách xuất khẩu thị trường châu Á của SUEK cho biết nhiều quốc gia nhập khẩu trong khu vực có thể cắt giảm chi phí thu mua bằng cách nhập khẩu từ Nga do tuyến đường vận chuyển ngắn hơn so với Australia.
Tiêu thụ than thời gian qua giảm mạnh tại châu Âu do các quan ngại về môi trường, trong khi các nước châu Á vẫn chưa muốn từ bỏ nguồn năng lượng giá rẻ này.
SUEK đang mở rộng cảng Vanino tại vùng Viễn đông Nga. Nguồn: SUEK.
Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sản lượng than toàn cầu tăng 3% lên 7,55 tỷ tấn trong năm 2017. Cũng trong năm này, tiêu thụ than giảm tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhưng tăng lần lượt 0,4% tại Trung Quốc và 4,4% tại Ấn Độ. Trong bối cảnh xuất khẩu sang châu Âu sụt giảm, Nga không còn lựa chọn nào khác ngoài chuyển hướng sang châu Á.
Trong dự báo mới nhất, tập đoàn dầu khí BP của Anh ước tính tiêu thụ than toàn cầu vào năm 2040 sẽ gần như không đổi so với năm 2016.
Nga cung cấp 9% trong tổng lượng than nhập khẩu của Nhật Bản trong năm 2017, tăng 3 điểm phần trăm so với năm 2012. Australia và Indonesia là hai nhà cung cấp than lớn nhất của Nhật Bản, thế nhưng các công ty năng lượng nước này đang đẩy mạnh nhập khẩu than Nga để giảm phục thuộc vào Australia.
Giá than toàn cầu bắt đầu phục hồi trong năm ngoái và hiện đang gần đỉnh 6 năm. Australia và Indonesia cũng đang tăng sản lượng nhằm cạnh tranh với Nga.
Trong bối cảnh đồng rupiah Indonesia gần đây chạm đáy 20 năm, nước này hy vọng sẽ nâng sản lượng than xuất khẩu. " Chỉ có hai điều cốt lõi: đầu tư phải tiếp tục được đẩy mạnh và xuất khẩu cũng phải tăng để chúng ta có thể giải quyết tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai", Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết vào ngày 5/9.
Chính phủ Indonesia đã thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện cán cân thương mại và hỗ trợ đồng rupiah, trong đó có cải cách chính sách nhằm tăng xuất khẩu than. Trong tháng 8, nước này đã nâng mục tiêu sản lượng than toàn quốc trong năm nay thêm 100 triệu tấn lên 585 triệu tấn. Sản lượng tăng thêm được miễn trừ với quy định buộc các công ty khai thác than bán 25% sản lượng tại thị trường trong nước với giá cố định.
Trong khi đó, Australia cũng chứng kiến xuất khẩu than lập kỷ lục mới ở 19,87 triệu tấn vào tháng 7. "Những ai cho rằng than đã chết lại một lần nữa bị chứng minh là sai lầm", Bộ trưởng Tài nguyên Australia Matt Canavan cho biết.

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Cựu sinh viên Ngoại thương b��n kem gọi vốn 5 tỷ trên Shark Tank, các Shark chỉ ra 5 tử huyệt "em tưởng" mà dân F&B hay mắc phải

Xuất hiện trên Shark Tank Việt Nam tập 11, các nhà sáng lập của cửa hàng kem Takitimu chia sẻ: Hai vợ chồng có cơ hội sang New Zealand, làm cho một trang trại dâu tây. Họ sử dụng chính dâu tây đó để làm kem. Kem chỉ có một vị duy nhất, nhưng cửa hàng đó bán được 3.000 cây kem/ngày. Vợ chồng Ngọc tự hỏi: Ở Đông Nam Á có nhiều loại hoa quả nhiệt đới phong phú, tại sao không mang công nghệ này về Việt Nam?

Cựu sinh viên Ngoại thương bán kem gọi vốn 5 tỷ trên Shark Tank, các Shark chỉ ra 5 tử huyệt "em tưởng" mà dân F&B hay mắc phải

Phó Đức Thành, Nguyễn Hùng Cường và Đỗ Hồng Ngọc là đồng sáng lập của thương hiệu kem Takitimu. Các bạn trẻ xuất hiện trong Shark Tank Việt Nam tập 11 với lời đề nghị được rót vốn 5 tỷ đồng đổi lấy 20% cổ phần.
Theo lời Ngọc, năm 2013, sau khi tốt nghiệp ĐH Ngoại thương, hai vợ chồng Ngọc sang New Zealand, làm cho một cửa hàng kem có quy mô gần như lớn nhất New Zealand.
"Chính xác họ là một trang trại dâu tây, trồng dâu tây và sử dụng chính dâu tây đó để làm kem. Nhận thấy họ chỉ có một vị duy nhất nhưng rất được yêu thích, với doanh số lên tới 3.000 cây kem/ngày, vợ chồng em tự hỏi: Ở Đông Nam Á có nhiều loại hoa quả nhiệt đới phong phú, tại sao không mang công nghệ này về?", Ngọc kể.
Tháng 3/2016, các bạn trẻ mở cửa hàng kem đầu tiên tại Hà Nội trên phố Phan Đình Phùng. Món kem lạ cộng thêm việc chạy quảng cáo, doanh thu cửa hàng lên tới 100 triệu đồng/tháng. Sau đó vì khúc mắc với chủ nhà, Takitimu phải chuyển cửa hàng trong vẻn vẹn 10 ngày. Cộng thêm mùa thu - đông, khoảng thời tiết "chết" của hoạt động kinh doanh kem, doanh thu Takitimu dần đi xuống.
Sau 2 năm kinh doanh, doanh thu của cửa hàng kem ở mức 1,4 tỷ đồng, lợi nhuận 250 triệu đồng.
Chi phí mở một cửa hàng kem mất khoảng hơn 600 triệu đồng, trong đó, chi phí lớn nhất là máy chế kem, nhập từ Úc với mức giá 200 triệu đồng/máy. Trừ mít, xoài, bơ… các loại hoa quả khác cũng phải nhập về. Mùa hè doanh thu 60-70 triệu đồng/tháng, mùa đông doanh thu tầm 30 - 40 triệu đồng/tháng, đủ hòa vốn.
Sản phẩm bán ra có mức giá dao động từ 29.000 - 34.000 đồng/cây kem.
Các Sharks chỉ ra 5 tử huyệt kiểu "em tưởng" mà Takitimu cũng như dân F&B hay mắc phải
Với số tiền gọi được, các sáng lập của Takitimu muốn tập trung vào marketing, tự chủ nguồn nguyên liệu và mở chuỗi.
Kế hoạch này nhận được khá nhiều cái lắc đầu từ các Sharks. Các vị cá mập của chương trình Shark Tank Việt Nam cũng đưa ra nhiều sai lầm mà Startup F&B này mắc phải.
- Làm F&B nhưng không có bí quyết riêng
Shark Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT Sunhouse nhìn nhận các nhà sáng lập làm F&B mà không nắm giữ được bí quyết riêng.
Sản phẩm về cơ bản là hoa quả và kem cho vào máy trộn. Trong khi đó kem mua từ Thái Lan. Máy nhập từ Úc. Hoa quả cũng phải mua ngoài (mua trong nước hoặc nhập khẩu). Rất dễ copy. Đến nhân viên làm cũng có thể copy lại.
Ông chủ Sunhouse thẳng thắn nhận xét: "Anh thấy mô hình này của em mức lợi nhuận không cao, anh cũng không nhìn thấy bí quyết gì để các em giữ được nên khi nhân rộng, rất khó để đảm bảo tính cạnh tranh. Ngay cả nhân viên của em cũng có thể copy lại những gì em đã làm".
- Copy mô hình mà không xác định được đâu là giá trị cốt lõi
"Các trang trại New Zealand chẳng ai mở ra chuỗi bán để kiếm tiền, họ chỉ dùng để quảng bá về sản phẩm hoa quả. Họ coi đây là sản phẩm phụ trong một cửa hàng của họ. Có nghĩa là nếu đứng độc lập rất khó để tồn tại một mô hình riêng kiếm lời", Shark Phú nhận xét.
Shark Thủy cũng đồng tình với ý kiến này, nhìn nhận với mô hình trang trại nông sản bán kem, thì nông sản mới là giá trị cốt lõi, còn mô hình bán kem là giá trị gia tăng của trang trại, chứ không phải giá trị cốt lõi.
- Thế giới chưa có mô hình nào tương tự, nhưng Founder cho rằng mình có thể là người tiên phong?
Nhìn nhận về mô hình bán kem hoa quả phát triển theo chuỗi, Shark Thủy đặt nghi vấn khi đây chưa phải một mô hình kinh doanh đã được chứng minh ở đâu đó là đã thành công với một hệ thống lớn.
Thành cũng thừa nhận thế giới chưa có mô hình như thế, và các bạn đang muốn áp dụng tại Việt Nam.
"Em có biết tại sao những trang trại ở New Zealand chưa nhân thành chuỗi?", Shark Phú đặt câu hỏi.
"Họ hoàn toàn chưa muốn mở rộng. Họ muốn làm kem từ chính trang trại dâu tây này, từ chính những trái dâu tây của họ", Thành nói.
Việc chưa có mô hình nào tương tự trên thế giới không có nghĩa là không ai nhìn ra, mà khả năng cao hơn là họ nhìn rõ thị trường tiềm năng không lớn hoặc mô hình đó khó thành công nên không nhảy vào.
- Làm F&B mà chi phí vốn quá lớn
Khi trang trại bán luôn kem, thì cơ cấu giá thành của cây kem sẽ không mất tới 40% cho giá vốn.
"Khi làm thương mại, chi phí giá vốn lên tới 40% là rất cao về mặt nguyên liệu, chưa kể hàng tồn kho, hàng hỏng do đây không phải đồ để lâu, sẽ đi vào chi phí rất lớn. Xét về yếu tố thương mại, anh không thấy có gì để có thể nhân rộng, doanh thu lại quá thấp", Shark Thủy nhận xét.
- Muốn franchise mà không sở hữu bí quyết, nguyên liệu, chưa chuẩn chỉnh được quy trình vận hành
"Nhân viên bán 100 cây kem nhưng báo lại là chỉ bán 50 cây kem, làm sao em biết? Họ sang hàng kem khác mua 1 - 2kg đổ vào làm sao em biết? Nhân viên đưa thêm nguyên liệu vào bán em quản thế nào?", Shark Phú chất vấn.
"Thường nhượng quyền phải có bí quyết nào đó bắt buộc cửa hàng phải mua lại. Ví dụ McDonald hoặc KFC phải có công thức, có loại thực phẩm chế biến ở bếp trung tâm".
Shark Hưng cũng nhắn nhủ: Để franchise (nhượng quyền) phải có Thương hiệu, Công thức nhượng quyền với Cách thức vận hành được chuẩn hóa.
"Em cần phải có bếp trung tâm đã được sơ chế, hoặc kem nền tự sản xuất, nguyên liệu pha sẵn rồi cung cấp tới các cửa hàng franchise, họ buộc phải mua của em để làm. Cách quản lý, quy trình vận hành để không cho người ta đưa kem hay hoa quả không phải của em vào. Phải quản lý được doanh số để nhân viên không tự ý bán hàng mà không ghi vào doanh số…"
"Tất cả những cái đó giúp người ta khi bán hàng nhượng quyền của em người ta cảm thấy tự tin. Ngoài ra, em phải làm sao để đa dạng hóa sản phẩm, tránh được chuyện mùa đông không có ai mua hàng, bằng cách bán sản phẩm phụ thêm gì đó", Shark Hưng khuyên.
Dù không may mắn phải nhận đến 5 cái "lắc đầu" từ các nhà đầu tư nhưng những nhà sáng lập của Takitimu thừa nhận họ đã nhận được rất nhiều lời khuyên bổ tích từ các Sharks. Đây sẽ là bài học bổ ích dành cho các nhà sáng lập trẻ, giúp họ có thể thêm các kiến thức để nhìn nhận, đánh giá đúng giai đoạn phát triển của mô hình kinh doanh mà mình đang theo đuổi.

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Tân Hiệp Phát bắt đầu xác định sứ mệnh toàn cầu vào năm 2003 và đến nay đã đạt đươc những gì


Đó là về mặt người tiêu dùng, về marketing, đang có xu hướng chuyển dịch sang marketing kỹ thuật số. Trong khi đó, Tân Hiệp Phát còn vẻ khá truyền thống với các hình thức quảng cáo qua truyền hình. Chị nghĩ gì về điều này?


- Mảng kỹ thuật số rất rộng. Trong 2 năm qua Tân Hiệp Phát vẫn đang tìm hiểu và khai thác. Tuy nhiên, đầu tư như thế nào, làm thế nào để hiệu quả, lại là câu hỏi không chỉ riêng chúng tôi mà còn của các công ty đa quốc gia khác cũng đang đi tìm lời giải.

Những năm trước đây, tôi thấy đầu tư vào mảng kỹ thuật số của các công ty khá lớn nhưng riêng năm ngoái, một số doanh nghiệp bắt đầu thu hẹp lại vì không đánh giá được hiệu quả.

Bây giờ sẽ rất khó nói về xu hướng. Điều quan trọng cuối cùng là làm sao để tiếp cận được người tiêu dùng, mang đến thông điệp cho họ nhanh nhất với số tiền thấp nhất. Đó vẫn là điều mà các doanh nghiệp mong muốn.

- Hiện nay, xu hướng mua bán sáp nhập (M&A) khá phổ biến và nhiều nhà đầu tư ngoại tấn công vào Việt Nam. Các công ty trong nước có nguy cơ bị mất thương hiệu hoặc phai nhạt bản sắc. Với vai trò là Phó tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát, chị thấy thế nào?

- M&A là một xu hướng tốt. Năm 2009, Tân Hiệp Phát cũng đã rất cởi mở và chia sẻ quan điểm của chúng tôi, là nếu có một doanh nghiệp nào đó có cùng chung chí hướng và cùng nghĩ đến chuyện làm sao mang sản phẩm Việt, giá trị của Việt Nam ra thế giới, chúng tôi sẵn sàng mời họ vào tham gia với chúng tôi.

Tôi từng chia sẻ trước đây, quan điểm lớn nhất của gia đình chúng tôi là làm sao để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững. Vì vậy, nếu như có một sự trợ giúp nào đó nếu như hai bên cùng đồng thuận với nhau về tầm nhìn, chiến lược rõ ràng thì chúng tôi rất hoan nghênh.

- Tân Hiệp Phát không chỉ muốn giành thị phần trong nước mà còn có khát vọng toàn cầu. Ông Trần Quí Thanh, ba chị từng đặt những mục tiêu đưa thương hiệu ra châu Á và thế giới như chị đã nói. Với vai trò là người thừa kế, chị đã và sẽ làm những gì để Tân Hiệp Phát đạt tham vọng này?

- Tân Hiệp Phát bắt đầu xác định sứ mệnh toàn cầu vào năm 2003.

Tôi còn nhớ trong một cuộc họp có tất cả các giám đốc khối và hội đồng quản trị, khi thấy sếp Thanh đề ra mục tiêu đưa Tân Hiệp Phát vươn tầm châu Á và xa hơn là thế giới, một giám đốc khối đã phản ứng rất gay gắt vì quá sợ.

Giám đốc khối đó nói rằng: “Xếp thứ nhất Việt Nam còn chưa làm được huống gì đòi phục vụ người tiêu dùng toàn cầu và đạt một vị thế ở châu Á”. Nhưng cuối cùng, mục tiêu đó vẫn được thông qua và chúng tôi tin rằng, cứ đi rồi cũng sẽ tới, miễn là sau tất cả thất bại, chúng tôi không bỏ cuộc và không ngừng cải tiến thì tương lai phía trước chúng tôi sẽ đạt được.

Riêng Tân Hiệp Phát, không chỉ đối với tôi mà còn từng thành viên trong gia đình, việc phát triển tổ chức là trách nhiệm từng thành viên: Làm sao để không có những người trong gia đình hay những người sáng lập thì thương hiệu vẫn phải phát triển và đi xa hơn.

Cái chúng tôi đã thực hiện từ rất lâu nay là xây dựng bộ máy, cơ chế ủy quyền, xây dựng về con người để họ là những người tiếp quản.

Một trong những vấn đề hết sức thách thức của Tân Hiệp Phát là làm sao xây dựng đội ngũ kế thừa. Từ “đội ngũ kế thừa”, mỗi người có thể hiểu ở một góc độ khác nhau nhưng làm sao tạo ra được những con người chia sẻ được cùng giá trị, sứ mệnh và tầm nhìn là đưa sản phẩm Việt, thương hiệu Việt có mặt khắp nơi trên thế giới.

‘Cá mập’ Phạm Thanh Hưng: Chúng ta chỉ an toàn khi làm chủ cuộc chơi

Doanh nhân Phạm Thanh Hưng cho rằng, các bạn trẻ nên chuẩn bị sớm để có thể vùng vẫy trong vùng an toàn của bản thân trước khi bứt phá để khởi nghiệp.
Không phải diễn viên nổi tiếng hay ngôi sao truyền hình, nhưng "cá mập" Phạm Thanh Hưng – Phó chủ tịch Tập đoàn Cen Group - được nhiều bạn trẻ yêu mến nhờ những phát ngôn hài hước. Trong sự kiện "Meet The Sharks" vào chiều 21/8, ông tiếp tục truyền cảm hứng tới người tham dự khi chia sẻ góc nhìn cá nhân về khởi nghiệp.
ca map pham thanh hung an toan nhat khi tu lam chu cuoc choi
Doanh nhân Phạm Thanh Hưng phát biểu trong sự kiện Meet The Sharks diễn ra tại Hà Nội vào chiều 21/8.
Từng nhảy việc liên tục
Tốt nghiệp trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, ông Hưng từng làm nhân viên cho các hãng xe tên tuổi như Fords, Toyota. Sau đó, ông công tác tại Bộ Khoa học và Công nghệ, rồi tích vốn để tự mở công ty riêng nhưng thất bại.
Sau thời gian bươn trải với nhiều công việc, Thanh Hưng nhận ra ông có thể không giỏi làm nhưng thừa ý tưởng. Ông quyết định chia sẻ ý tưởng cho người khác. Chính suy nghĩ này đã tạo ra cơ duyên đưa ông tới công việc hiện tại.
"Mọi người hay nói về vấn đề trung thành trong công việc. Nhưng tôi từng nhảy việc liên tục. Nếu công việc không phù hợp, tôi sẽ chuyển sang chỗ làm mới. Định hướng đó đã giúp tôi có nhiều trải nghiệm hơn", Hưng nói.
Ông Hưng là một trong số ít doanh nhân bất động sản được đào tạo tại Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore và một số quốc gia Châu Âu về lĩnh vực quản lý tổ chức, thương mại điện tử.
An toàn nhất khi tự làm chủ cuộc chơi
Vùng an toàn là nơi mỗi người cảm thấy thoải mái nhất. Theo ông Hưng, mỗi cá nhân có vùng an toàn riêng biệt. Muốn rời bỏ môi trường dễ chịu để khởi nghiệp bứt phá, họ phải tự mở rộng vùng an toàn của bản thân.
"Nếu biết tích lũy, chuẩn bị ngay từ sớm, bạn sẽ thoải mái vùng vẫy trong khu vực an toàn của mình. Để khi thời cơ tới, bạn sẵn sàng bứt phá. Cơ hội dành cho tất cả mọi người, nhưng chỉ đến với những người biết chuẩn bị, nắm bắt nó", ông Hưng nhấn mạnh.
Qũy thời gian không thay đổi nên mỗi người cần tận dụng tuổi trẻ để trải nghiệm thật nhiều. Phó chủ tịch Cen chia sẻ rằng, ông từng tham gia đóng phim Hoa Cỏ May trong vai diễn nhỏ để biết rằng ông cũng có khả năng làm diễn viên.
"Các bạn phải làm thử để biết năng lực bản thân. Sự an toàn đạt mức cao nhất khi chúng ta tự làm chủ cuộc chơi mà không phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố nào. Khi cảm thấy đủ sẵn sàng, bạn hãy khởi nghiệp. Các shark xúi nhảy việc khi chưa sẵn sàng là không tốt đâu", ông nói một cách dí dỏm.
Dàn "cá mập" hội tụ trong sự kiện Meet The Sharks với chủ đề "Đối mặt thách thức" hôm 21/8 tại Hà Nội.
"Khẩu vị" của nhà đầu tư
Trong Shark Tank Việt Nam, mỗi nhà đầu tư có sở trường cùng tiêu chí lựa chọn khác nhau. Riêng ông Hưng không quan tâm tới kết quả kinh doanh, con số tài chính hiện hữu. Ông tâm niệm, mỗi người chỉ có một vài khả năng nhất định, phải hiểu rõ điểm mạnh của bản thân và doanh nghiệp. Ông đề cao ý tưởng mang tính đột phá, giải quyết bài toán cấp thiết trong xã hội.
"Khi tham gia đầu tư, tôi sẽ gây áp lực cho những nhà khởi nghiệp khiến họ vượt qua sự an toàn, lười biếng của họ. Tôi sẽ lựa chọn những nhân tố chịu được áp lực đó", ông cho biết.
Ông Hưng còn thổ lộ rằng, sau Shark Tank Việt Nam mùa đầu tiên, một start-up từ chối nhận tiền do doanh thu tăng vọt, kết quả kinh doanh khởi sắc sau khi lên sóng truyền hình. Tuy nhiên, "shark" Hưng vẫn tiếp tục thẩm định công ty vì ngoài tiền, ông còn giúp nhà sáng lập mở rộng tư duy, kinh nghiệm thương trường.