Trang

Thứ Hai, 25 tháng 10, 2021

Giá xăng sẽ tăng lần thứ 4 liên tiếp vào ngày mai?

Theo Bộ Công Thương cho biết giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 19/10 tăng mạnh so với kỳ tính giá ngày 11/10.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/xang-dau-181.htm

Cụ thể, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 trung bình 95,89 USD/thùng, xăng RON 95 là 98,63 USD/thùng, cùng tăng đến 9% so với kỳ trước. Giá dầu cũng biến động đi lên, dầu thô có ngày chạm mức 96,11 USD/thùng.

Giá xăng sẽ tăng lần thứ 4 liên tiếp vào ngày mai? - Ảnh 1.

Giá bán lẻ xăng dầu tại Singapore. (Nguồn: Bộ Công Thương)

Trao đổi với Zing, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối ở TP HCM cho biết giá xăng thế giới những ngày qua tăng rất nhanh.

Nếu không tác động đến quỹ bình ổn và giữ nguyên các loại thuế phí hiện tại, ở kỳ điều hành ngày 26/10, giá xăng E5 RON 92 có thể tăng 1.420 đồng/lít, giá xăng RON 95 tăng 1.940 đồng/lít.

Trong khi đó, giá bán đối với mặt hàng dầu diesel có khả năng tăng 1.140 đồng/lít; dầu hỏa tăng 970 đồng/lít và dầu mazut tăng 180 đồng/kg.

Nếu đúng như dự báo, giá các mặt hàng xăng trong nước sẽ có lần tăng thứ tư liên tiếp và chỉ còn kém đỉnh lịch sử khoảng 2.500 đồng/lít đối với xăng E5 RON 92 và kém khoảng 1.300 đồng đối với xăng RON 95.

Cụ thể, vào ngày 7/7/2014, giá xăng lập đỉnh, E5 RON 92 có giá 25.640 đồng/lít, xăng RON 95 giá 26.140 đồng/lít.

Tính từ ngày 11/11/2020, giá các mặt hàng xăng trong nước đã tăng tới 16 lần, giảm 3 lần và giữ nguyên 3 lần, với xăng E5 RON 92 tăng tổng cộng 7.798 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 8.178 đồng/lít.

Ở chiều ngược lại, nếu cơ quan quản lý giảm trích lập hoặc tăng chi quỹ bình ổn, giá xăng có thể sẽ tăng ít hơn. 

Tuy nhiên, chuyên gia không nghiêng về phương án này bởi mức chi quỹ bình ổn giá xăng đang khá cao, với mặt hàng xăng E5 RON 92 là 950 đồng/lít.

Hiện tại, giá bán lẻ mặt hàng xăng trên thị trường đang ở mức cao nhất trong vòng 7 năm qua, với xăng E5 RON 92 là 21.683 đồng/lít, với xăng RON 95 là 22.879 đồng/lít.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-xang-se-tang-lan-thu-4-lien-tiep-vao-ngay-mai-20211025082201204.htm

Giá heo hơi bật tăng, người chăn nuôi đã vui trở lại

Sau thời gian giãn cách xã hội, nhu cầu tiêu thụ thịt heo ở các quán ăn, nhà hàng giảm mạnh khiến đàn heo ở nhiều tỉnh bị tồn đọng, nông dân đứng ngồi không yên vì phải nuôi báo cô trong khi giá heo hơi liên tục giảm mạnh.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-heo-hoi-80.htm

Chưa đầy một tháng trước, liên lạc với ông Nguyễn Quang Thụy, người chăn nuôi ở huyện Thống Nhất, Đồng Nai được biết đàn heo hơn 100 con của ông đến kỳ xuất chuồng nhưng vẫn chưa tiêu thụ được.

Đàn heo càng nuôi càng tốn, 7 – 8 thương lái chê heo mỡ không mua, khất hết lần này lần khác, thậm chí có con lên tới 180 kg.

"Nuôi đàn heo quá lứa không khác gì những trái bom nổ chậm trong nhà, vừa tốn tiền thức ăn, vừa sợ dịch tả heo châu Phi bùng phát thì mất hết, mất sạch", ông Thụy tâm sự.

Trong vòng một tuần trở lại đây, giá heo hơi rục rịch tăng, gia đình ông tự mổ heo bán lẻ và thương lái cũng hỏi mua, ông vội bán tháo đàn heo mấy chục con với giá 30.000 đồng/kg.

Ở thời điểm giá heo chạm đáy, nông dân cho rằng có người mua heo cho đã là may mắn, nên thương lái trả giá nào họ cũng bán.

"Đúng là vật vã lắm mới bán hết đàn heo. Tôi mừng quá! Gần một tháng nay chẳng đêm nào tôi yên giấc vì đàn heo.

Dù đợt này cũng lỗ tầm 3 – 3,5 triệu đồng/con nhưng giá heo bắt đầu tăng, tôi đặt tất cả hy vọng vào đàn heo 200 con tầm 30 – 50 kg đang nuôi chờ Tết, mong rằng có thể gỡ gạc lại chút ít", ông Thụy thở phào.

Giá heo hơi bật tăng, người chăn nuôi đã vui trở lại - Ảnh 1.

Nông dân phấn khởi vì giá heo hơi tăng trở lại. (Ảnh: Báo Kinh tế Đô thị)

Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các Bộ, ngành có giải pháp hỗ trợ cho bà con đang có lượng tồn lớn về đàn heo, chưa xuất chuồng được.

Đồng thời, kiểm tra sự chênh lệch giữa giá thịt heo hơi và giá bán tại chợ, siêu thị, rà soát lại việc xuất, nhập khẩu thịt heo để cân bằng lợi ích cho các khâu sản xuất, phân phối, tiêu dùng.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-heo-hoi-bat-tang-nguoi-chan-nuoi-da-vui-tro-lai-20211025122343889.htm

Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2021

Cục Thú y: Nhập khẩu thịt heo không ảnh hưởng đến giá heo hơi

Thời gian qua, giá heo hơi liên tục lao dốc tới 50% so với đầu năm, xuống dưới giá thành sản xuất khiến nhiều ý kiến cho rằng nhập khẩu thịt heo nhập khẩu chính là "thủ phạm".

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-suc-gia-cam-48.htm

Tuy nhiên, trước thông tin này, Cục Thú y khẳng định nguồn thịt này chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượng thịt trong nước. Do đó, nhận định thịt heo nhập khẩu khiến giá heo hơi giảm là không có căn cứ. 

Cục Thú y: Nhập khẩu thịt heo không ảnh hưởng đến giá heo hơi  - Ảnh 1.

Số liệu: Cục Thú y, Biểu đồ: Hoàng Anh.

8 tháng đầu năm, Việt Nam chỉ nhập khẩu 112 nghìn tấn thịt heo, giảm 50% so với năm 2020 và chỉ chiếm tỷ lệ 3,6% so với sản lượng thịt heo sản xuất trong nước đạt gần 3 triệu tấn.

Như vậy, thông tin cho rằng 8 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu hơn 681 nghìn tấn thịt các loại, trong đó có hơn 257 nghìn tấn thịt heo nhập khẩu là không chính xác.  

Do đó, việc nhập khẩu thịt heo không ảnh hưởng đến việc giá thịt heo giảm mạnh, giảm sâu, nhất là từ tháng 5 đến nay.

Cục Thú y: Nhập khẩu thịt heo không ảnh hưởng đến giá heo hơi  - Ảnh 1.

8 tháng đầu năm, nhập khẩu thịt heo chỉ chiếm 3,6% tổng lượng thịt của Việt Nam. (Ảnh: Hog Farmer)

Theo Cục Chăn nuôi, sở dĩ năm 2020, Việt Nam phải nhập khẩu nhiều thịt heo do dịch tả heo châu Phi khiến 6 triệu con heo buộc phải tiêu hủy, đàn nái, đàn heo thịt giảm khoảng 30%, nguồn cung sụt giảm đẩy giá heo hơi có thời điểm lên tới 100.000 đồng/kg.

Biện pháp nhập khẩu thịt heo đông lạnh và heo sống về giết mổ có vai trò cân bằng giá thịt heo, đảm bảo kiểm soát lạm phát năm 2020 dưới 4%.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/cuc-thu-y-nhap-khau-thit-heo-khong-anh-huong-den-gia-heo-hoi-20211022143434691.htm

Dịch tả heo châu Phi hoành hành, bão giá có kéo dài?

Theo Cục Thú y, tính đến ngày 20/10, bệnh tả heo châu Phi xảy ra tại gần 1.900 ổ dịch tại 56 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 143.000 con heo, chiếm 0,5% tổng đàn heo khoảng 28 triệu con và bằng khoảng 2,3% so với 6 triệu con heo buộc phải tiêu hủy vào năm 2019.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/dich-ta-heo-chau-phi-hoanh-hanh-bao-gia-co-keo-dai-20211022184157161.htm#google_vignette

Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Văn Long, Phó cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) khẳng định: "Hơn 99% đàn heo của cả nước đang an toàn với dịch bệnh. Tuy nhiên, dịch bệnh có chiều hướng gia tăng từ tháng 8 đến nay với hơn 5.700 con heo buộc phải tiêu hủy".

Dịch bệnh chủ yếu xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa bảo đảm được điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học.

Bên cạnh đó, virus có sức đề kháng cao, mầm bệnh đã lưu hành rộng trong quần thể, tồn tại trong môi trường tại các ổ dịch cũ dễ phát tán và lây bệnh khi diễn biến thời tiết phức tạp, vận chuyển qua lại giữa các địa phương vào thời điểm cuối năm gia tăng.

Dịch tả heo châu Phi hoành hành, bão giá có quay trở lại? - Ảnh 1.

Dịch tả heo châu Phi bùng phát ở cả ba miền. (Ảnh: Báo Sơn La)

Trước lo ngại dịch tả heo châu Phi quay trở lại, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết: "Về cơ bản Việt Nam có thể kiểm soát được dịch tả heo châu Phi. Dù gần đây có một số ổ dịch mới nhưng mức độ không căng thẳng như thời điểm năm 2019.

Tuy nhiên, nếu lơ là phòng dịch, dịch bệnh ở người chưa đi, dịch bệnh trên động vật lại đến khiến người chăn nuôi thêm thiệt hại".

Trong thời gian vừa qua, giá heo hơi giảm mạnh dưới 40.000 đồng/kg khiến người chăn nuôi thiệt hại nặng nề. Cứ bán một tạ heo, người nuôi có thể lỗ 1,5 – 2 triệu đồng, thậm chí dù lỗ người nuôi cũng không thể bán được vì sức tiêu thụ yếu.

Người nuôi hàng ngày vẫn mất hàng triệu đồng nuôi báo cô đàn heo quá lứa. Tâm ý chán nản khiến người dân không mặn mà chăm sóc và đáp ứng yêu cầu an toàn sinh học, tạo cơ hội cho virus tấn công gia súc, nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao.

Bão giá có kéo dài?

Theo khảo sát, giá heo hơi ba miền ngày 22/10 dao động 32.000 – 38.000 đồng/kg, một số địa phương tăng bật 1.000 – 5.000 đồng/kg so với ngày 20/10, song tổng thể vẫn giảm hơn 50% so với đầu năm. Nhiều giả thiết cho rằng việc giá heo hơi tăng bật do dịch ASF bùng phát.

Tuy nhiên, trao đổi với người viết, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết chưa thể xác định yếu tố khiến giá heo hơi bất ngờ tăng bật.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/dich-ta-heo-chau-phi-hoanh-hanh-bao-gia-co-keo-dai-20211022184157161.htm

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

Sản lượng thịt heo Trung Quốc đạt ngưỡng cao nhất 3 năm

Theo Reuters, sản lượng thịt heo Trung Quốc trong quý III đạt ngưỡng cao nhất trong vòng 3 năm nhờ các chủ trang trại mở rộng quy mô từ năm ngoái nhằm phục hồi đàn sau dịch tả heo Châu Phi.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-suc-gia-cam-48.htm

Theo đó, sản lượng heo quý III đạt hơn 12 triệu tấn, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ quý III năm 2018, thời điểm trước khi Trung Quốc bùng dịch tả heo Châu Phi.

Sản lượng heo Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái lên hơn 39 triệu tấn. 

Tuy nhiên, sản lượng trong quý III vẫn thấp hơn 13,5 triệu tấn so với quý II, trái với dự báo của các chuyên gia trước đó.

Việc sản lượng thịt heo tăng mạnh một phần do các ông lớn ngành chăn nuôi đẩy mạnh đầu tư hàng tỷ nhân dân tệ để mở rộng quy mô trong năm 2020 với tham vọng gia tăng thị phần sau dịch tả heo Châu Phi.

Tuy nhiên, việc giá heo hơi giảm tới 65% trong năm nay khiến nhiều hộ chăn nuôi bán tháo đồng thời nhân cơ hội loại bỏ những con nái kém năng suất hơn.

Đàn heo nái của Trung Quốc trong tháng 7 giảm 0,5% so với tháng 6, theo số liệu được Bộ Nông nghiệp và Nông thôn công bố trước đó.

Bà Pan Chenjun, nhà phân tích cấp cao của Rabobank nhận định "Trong quý II, nhiều nhà sản xuất nhỏ vẫn còn hy vọng giá sẽ phục hồi. Nhưng đến quý III, khoản lỗ đã kéo dài đủ lâu để họ dừng lại và không còn dòng tiền".

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/san-luong-thit-heo-trung-quoc-dat-nguong-cao-nhat-3-nam-20211018154746608.htm

[Báo cáo] Thị trường heo hơi quý III/2021: Ngành chăn nuôi heo thế giới đối mặt thách thức giá giảm, chi phí leo thang

Nguồn cung tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã phục hồi gần như bằng với trước khi dịch bệnh diễn ra bùng phát làm giảm nhu cầu nhập khẩu của nhà tiêu thụ hàng đầu thế giới đồng thời và khiến nguồn cung thịt heo thế giới tăng cao.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-heo-hoi-80.htm

Tại Trung Quốc, giá heo hơi đã bốc hơi khoảng 23,2% trong tháng 9 xuống còn khoảng 10,9 nhân dân tệ/kg. Trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi leo thang gây áp lực cho các nhà sản xuất và chăn nuôi, vốn đang bị ảnh hưởng bởi thua lỗ và giá thấp.

Giá heo tại Việt Nam cũng tiếp tục lao dốc trong tháng 9, nhưng được dự báo sẽ phục hồi vào tháng 11 khi nhu cầu tăng trở lại theo quy luật thị trường. Ngoài ra, Việt Nam được dự báo có khả năng sẽ vươn lên vị trí thứ hai châu Á về tiêu thụ thịt heo.

[Báo cáo] Thị trường heo hơi quý III/2021: Ngành chăn nuôi heo thế giới đối mặt thách thức giá giảm, chi phí leo thang - Ảnh 1.

Biến động giá heo hơi trung bình tại Việt Nam trong tháng 9. Tổng hợp: Lyly Cao. Graphic: Alex Chu.

Sự phát triển của ngành chăn nuôi heo thịt Việt Nam là động lực chính của ngành thực phẩm trong nước. Sản lượng thịt heo dự kiến tăng lên 4 triệu tấn vào năm 2025, trước khi đạt mức 4,7 triệu tấn vào năm 2030, tương ứng với tốc độ tăng trưởng bình quân năm 3,1% trong giai đoạn 2021 - 2030.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/bao-cao-thi-truong-heo-hoi-quy-iii-2021-nganh-chan-nuoi-heo-the-gioi-doi-mat-thach-thuc-gia-giam-chi-phi-leo-thang-2021101818271365.htm

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2021

Sản lượng thịt heo Trung Quốc đạt ngưỡng cao nhất 3 năm

Theo Reuters, sản lượng thịt heo Trung Quốc trong quý III đạt ngưỡng cao nhất trong vòng 3 năm nhờ các chủ trang trại mở rộng quy mô từ năm ngoái nhằm phục hồi đàn sau dịch tả heo Châu Phi.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/nguoi-chan-nuoi-lo-hang-trieu-dong-cho-moi-ta-heo-nhung-van-phai-ban-20211018080142711.htm

Theo đó, sản lượng heo quý III đạt hơn 12 triệu tấn, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ quý III năm 2018, thời điểm trước khi Trung Quốc bùng dịch tả heo Châu Phi.

Sản lượng heo Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái lên hơn 39 triệu tấn. 

Tuy nhiên, sản lượng trong quý III vẫn thấp hơn 13,5 triệu tấn so với quý II, trái với dự báo của các chuyên gia trước đó.

Việc sản lượng thịt heo tăng mạnh một phần do các ông lớn ngành chăn nuôi đẩy mạnh đầu tư hàng tỷ nhân dân tệ để mở rộng quy mô trong năm 2020 với tham vọng gia tăng thị phần sau dịch tả heo Châu Phi.

Tuy nhiên, việc giá heo hơi giảm tới 65% trong năm nay khiến nhiều hộ chăn nuôi bán tháo đồng thời nhân cơ hội loại bỏ những con nái kém năng suất hơn.

Đàn heo nái của Trung Quốc trong tháng 7 giảm 0,5% so với tháng 6, theo số liệu được Bộ Nông nghiệp và Nông thôn công bố trước đó.

Bà Pan Chenjun, nhà phân tích cấp cao của Rabobank nhận định "Trong quý II, nhiều nhà sản xuất nhỏ vẫn còn hy vọng giá sẽ phục hồi. Nhưng đến quý III, khoản lỗ đã kéo dài đủ lâu để họ dừng lại và không còn dòng tiền".

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/san-luong-thit-heo-trung-quoc-dat-nguong-cao-nhat-3-nam-20211018154746608.htm

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2021

Cuộc khủng hoảng giá heo hơi năm 2017 đang tái diễn?

2017 có thể nói là một năm đáng quên của người chăn nuôi heo khi mà cuộc khủng hoảng rớt giá đã gây thiệt hại nghiêm trọng. 

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-heo-hoi-80.htm

Báo cáo của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho thấy năm 2017, giá heo hơi đã sụt giảm mạnh trong khoảng 20-50% tùy vùng miền so với năm 2016.

Giai đoạn tụt giá năm đó bắt đầu vào dịp tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, đây có thể coi là hiện tượng lạ, bởi thịt heo là một trong những mặt hàng vốn dĩ luôn tăng giá trong dịp tết truyền thống.

Sau đó trong suốt các tháng còn lại của năm 2017, giá heo chủ yếu lao dốc và thực sự trở thành nỗi khủng khiếp đối với người chăn nuôi, khi đầu tư càng lớn, thất bại càng thảm hại.

Giá heo hơi rơi tự do - Ảnh 1.
Giá heo hơi rơi tự do - Ảnh 2.

(Nguồn: Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính)

Đáng lo ngại là đợt "bão giá" năm đó dường như đang quay trở lại khi giá heo hơi liên tục rớt giá từ tháng tháng 5 và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng.

Cập nhật đến ngày 14/10, giá heo hơi tiếp tục giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg tại nhiều địa phương. Hiện vùng giá dao động của ba miền là trong khoảng 35.000 - 43.000 đồng/kg. Mức giá này chưa bằng một nửa so với hồi tháng 5 năm ngoái khi giá heo hơi đạt ngưỡng kỷ lục 100.000 đồng/kg, khiến người chăn nuôi vô cùng khốn đốn vì thua lỗ nặng.

Nhìn lại đợt giảm giá cách đây 4-5 năm, có thể thấy giá heo hơi giảm sâu là do người chăn nuôi tái đàn ồ ạt sau một năm giá tăng cao, tức năm 2016, dẫn đến nguồn cung trong nước quá dư thừa trong khi đầu ra tiêu thụ không chủ động.

"Còn năm nay, nguồn cung cũng vượt cầu nhưng không dư nhiều như năm 2017 do dịch tả heo châu Phi làm cho đàn heo chưa phục hồi", ông Nguyễn Tấn Hậu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tám Do (Đồng Nai) cho hay.

Bên cạnh đó, trong 4 tháng dịch COVID-19 bùng phát mạnh vừa qua, các lò mổ, chợ truyền thống không hoạt động đã gây nên tình trạng dồn ứ lượng heo lớn. 

Trong khi nhu cầu tiêu thụ tại các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội vẫn cao nhưng do dịch bệnh, nhiều tỉnh, thành giãn cách xã hội, các chợ đầu mối đóng cửa, trường học, bếp ăn tập thể, khu công nghiệp...cũng dừng hoạt động dẫn đến tiêu thụ giảm mạnh, gây ứ đọng sản phẩm trong chuồng

Ngoài ra, một nguyên nhân khiến nguồn cung bất ngờ tăng cao là: "Trong năm 2017 việc xuất khẩu heo tiểu ngạch sang Trung Quốc bị dừng lại trong khi sản xuất tăng cao nên đã khiến cung cao hơn cầu và kéo giá heo sụt giảm", ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho hay.

Đặc biệt, dịch COVID-19 trên thế giới đã gây đứt gãy chuỗi cung ứng nhiều loại hàng hóa, trong đó có thức ăn chăn nuôi. Trong khi Việt Nam nhập khẩu trên 90% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, phụ thuộc rất lớn vào thị trường quốc tế nên giá thức ăn chăn nuôi năm nay rất cao.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/cuoc-khung-hoang-gia-heo-hoi-nam-2017-dang-tai-dien-20211013105210406.htm

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2021

Cảnh báo khả năng Hàn Quốc sẽ là nước tiếp theo điều tra CBPG ống đồng Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 8/10, Cục Phòng vệ thương mại nhận được thông tin về việc Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) đã tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm ống đồng có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/my-ban-hanh-ket-luan-cuoi-cung-viec-dieu-tra-cbpg-ong-dong-nhap-khau-tu-viet-nam-20210629171152797.htm

Sản phẩm ống đồng bị cáo buộc bán phá giá có mã HS 7411.10.0000 (theo hệ thống HS của Hàn Quốc). 

Trong thời hạn hai tháng từ khi nhận Hồ sơ yêu cầu, KTC sẽ xem xét việc khởi xướng điều tra và thông báo công khai cho các bên liên quan.

Do đó, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm ống đồng sang Hàn Quốc theo dõi sát tình hình để có biện pháp xử lý kịp thời trong trường hợp KTC quyết định khởi xướng điều tra vụ việc.

Trước đó, hồi cuối tháng 6, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra CBPG đối với sản phẩm ống đồng (Seamless Refined Copper Pipe and Tube, mã HS: 7411.10.1030; 7411.10.1090; 7407.10.1500; 7419.99.5050, 8415.90.8065; 8415.90.8085) có xuất xứ từ Việt Nam. 

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/canh-bao-kha-nang-han-quoc-se-la-nuoc-tiep-theo-dieu-tra-cbpg-ong-dong-viet-nam-20211012072927955.htm

Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2021

Cục Chăn nuôi khuyến cáo tăng đàn heo, đảm bảo thực phẩm cho dịp Tết Nguyên đán

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết giá heo giảm sâu dưới 40.000 đồng/kg khiến người chăn nuôi nhỏ lẻ lỗ nặng, tâm lý ngại tái đàn, dẫn đến nguy cơ Tết Nguyên đán sắp tới thiếu thịt heo cục bộ là rất cao.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-suc-gia-cam-48.htm

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng nhận định đà giảm của giá heo hơi có thể kéo dài đến hết tháng 10 và sẽ bắt đầu tăng trở lại vào tháng 11.

Do đó, Cục Chăn nuôi khuyến cáo người chăn nuôi tiếp tục tái đàn, tăng đàn heo phục vụ tiêu dùng gia tăng trong những tháng cuối năm 2021, nhất là nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tăng từ 10-12% trước, trong và sau dịp tết Nguyên Đán 2022.



Bên cạnh đó, cần đa dạng hoá kênh phân phối sản phẩm chăn nuôi, phát triển mạnh các sàn thương mại điện tử nhằm giảm áp lực kênh phân phối là siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

Đồng thời, Cục đề xuất trang bị thêm hệ thống xe bán hàng lưu động, đưa thực phẩm đến người tiêu thụ với giá hợp lý, giải tỏa đàn heo quá lứa.

Về lâu dài, Cục Chăn nuôi cho rằng cần xây dựng quy định về việc thu mua, giết mổ, chế biến và dự trữ thịt heo khi ứ đọng, chậm tiêu thụ do cung vượt cầu, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh…

Điều này sẽ giúp giảm bớt thiệt hai cho người chăn nuôi, điều tiết thị trường và góp phần bảo vệ người tiêu dùng và chủ động điều hành sản xuất trong nước và lộ trình nhập khẩu thịt hàng năm.

Những đợt giãn cách xã hội kéo dài khiến nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh, đàn heo quá lứa còn ứ đọng, chưa xuất bán khoảng 30%.

Điều này khiến giá heo hơi đầu tháng 10 lao dốc, chỉ còn 35.000 – 38.000 đồng/kg, giảm 30 – 35% so với tháng 8 và giảm 50% so với tháng 3, tháng 4.

Còn tiếp...

Tham khảo:  https://vietnambiz.vn/cuc-chan-nuoi-khuyen-cao-tang-dan-heo-dam-bao-thuc-pham-cho-dip-tet-nguyen-dan-20211008095309009.htm

Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2021

Việt Nam tiến tới giảm thuế nhập khẩu thịt heo của Mỹ từ 15% xuống 10%

 Theo Bloomberg, Việt Nam có kế hoạch giảm thuế nhập khẩu đối với thịt heo đông lạnh, ngô và lúa mì từ Mỹ. Đây là một dấu hiệu giảm căng thẳng thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-suc-gia-cam-48.htm

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, người phát ngôn của Bộ NN&PTNT cho biết việc cắt giảm sẽ được công bố trong quý IV nhằm tăng lượng hàng nhập khẩu từ Mỹ và thu hẹp thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam.

"Các đợt cắt giảm đã được lên kế hoạch sẽ khiến thuế quan giảm từ 15% xuống còn 10% đối với thịt heo đông lạnh, từ 5% xuống 2% đối với ngô và loại bỏ thuế đối với lúa mì, hiện đang chịu mức thuế 3%", ông Tuấn nói.

Động thái tăng cường mua hàng hóa nông nghiệp của Mỹ là nỗ lực mới nhất để cải thiện quan hệ khi Washington và Hà Nội đang hợp tác chặt chẽ hơn về kinh kế và địa chính trị.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tổng đàn heo lớn nhất Đông Nam Á, thịt heo chiếm hơn 70% giỏ thực phẩm của người Việt.

Tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu thịt heo của Việt Nam tăng mạnh trong hai năm qua khi vùng nuôi heo bị tàn phá bởi dịch tả heo châu Phi.

Năm 2020, Việt Nam đã tạm thời giảm thuế nhập khẩu thịt heo đông lạnh của Mỹ xuống 10%.

Điều này thúc đẩy lượng xuất khẩu thịt heo của Mỹ sang Việt Nam trong nửa cuối năm 2020 tăng gấp đôi so với nửa đầu năm 2020.

Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 8, bà Kamala Harris, Phó Tổng thống Mỹ đề xuất Việt Nam xem xét giảm thuế các mặt hàng nông nghiệp và nâng cấp sự hợp tác giữa hai nước thành quan hệ đối tác chiến lược.

"Cả hai bên đang thể hiện sự thấu hiểu, đàm phán để tránh những xung đột", chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/viet-nam-tien-toi-giam-thue-nhap-khau-thit-heo-cua-my-tu-15-xuong-10-20211007153814314.htm

Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021

Giá thịt heo biến động trái chiều ở Hà Nội và TP HCM, phố lớn và tỉnh lẻ

Vào tháng 7, khi TP HCM và Hà Nội bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội, giá heo dao động ở mức 55.000 – 60.000 đồng/kg, giảm 20 – 30% so với đầu năm nhưng người dân vẫn phải mua giá heo với giá đắt đỏ.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/gia-suc-gia-cam-48.htm

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, những ngày qua, giá heo hơi trên cả nước liên tục giảm sâu và chạm đáy 2 năm.

Theo khảo sát ngày 5/10, giá heo hơi 3 miền dao động 38.000 – 47.000 đồng/kg, giảm 40 – 50% so với tháng 1. Tuy nhiên, giá thịt heo đến tay người tiêu dùng vẫn đang ở mức cao, đặc biệt là TP HCM.

Trao đổi với người viết, chị Huỳnh Thị Ngọc Như, người dân ở Quận Gò Vấp, TP HCM cho biết: "Hiện, nhiều chợ, siêu thị ở TP HCM đã hoạt động trở lại, việc mua thịt không còn khó khăn nhưng giá thịt heo vẫn ở mức cao 130.000 – 160.000 đồng/kg, không thay đổi nhiều so với thời điểm TP mới giãn cách.

Có lúc, gia đình tôi phải thay thế bằng nguồn protein khác như cá, gà, vịt để cân đối chi tiêu", chị Như nói.

Gần đây, cả hai TP lớn đều nới lỏng giãn cách nhưng giá thịt heo ở TP HCM vẫn neo ở mức cao dao động ở mức 130.000 – 160.000 đồng/kg. Trong khi tại Hà Nội giá thịt heo chỉ còn 80.000 – 120.000 đồng/kg, giảm 30.000 – 40.000 đồng/kg so với tháng 7.

Giá thịt heo biến động trái chiều ở Hà Nội và TP HCM, phố lớn và tỉnh lẻ - Ảnh 1.

Giá heo hơi giảm nhưng giá thịt heo ở TP HCM vẫn cao (Ảnh minh họa: Báo Người Lao động)

Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết nhu cầu tiêu thụ thịt heo ở Hà Nội và TP HCM đều giảm mạnh nhưng điểm khác biệt là Hà Nội có thể tự chủ 80 – 90% thịt heo trong khi TP HCM chỉ tự túc được 5 – 10%, còn lại phải nhập thịt heo ở các tỉnh lân cận.

Trong khi, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở TP HCM và tỉnh ĐBSCL, việc vận chuyển khó khăn nên chênh lệch giữa giá xuất chuồng - giá bán lẻ và giá thịt heo ở các địa phương.

Đơn cử như việc tỉnh Kiên Giang, An Giang không chấp nhận mẫu PCR giữa các tỉnh dù vẫn còn hiệu lực, lái xe phải test mẫu mới trong khi tỉnh Hậu Giang bắt hàng phải sang xe. Tất cả những yếu tố này làm tăng chi phí sản xuất, khiến giá thịt heo đến tay người tiêu dùng vẫn cao.   

Chênh lệch giữa phố lớn và tỉnh lẻ

Giá thịt heo không chỉ phân hóa ở 2 miền Nam – Bắc mà ngay cả những tỉnh lân cận cũng có sự chênh lệch lớn.

Cụ thể, giá thịt heo tại Hà Nội chỉ còn 80.000 – 120.000 đồng/kg trong khi các tỉnh lân cận như Hà Nam, Thái Bình, giá thịt heo giảm sâu xuống mức 65.000 - 80.000 đồng/kg, thấp hơn 15.000 - 40.000 đồng/kg.

Anh Trần Vương, tiểu thương tại chợ 337 Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết khi Hà Nội bắt đầu giãn cách, giá thịt heo cao ở mức 120.000 – 160.000 đồng/kg bởi có một số lò mổ giảm công suất hoặc không được hoạt động, các chợ truyền thống cũng hạn chế người bán. Do đó, người bán ít, hàng ít thì giá tăng là lẽ đương nhiên.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-thit-heo-bien-dong-trai-chieu-o-ha-noi-va-tp-hcm-pho-lon-va-tinh-le-20211005142842484.htm

Thứ Ba, 5 tháng 10, 2021

Giá tiêu cuối năm có thể chạm mốc 100.000 đồng/kg, ai là người được hưởng lợi?

Những ngày đầu tháng 10, giá tiêu dao động khoảng 78.000 – 82.000 đồng/kg. Đây là mức cao nhất trong 4 năm trở lại đây và gấp đôi so với thời kỳ chạm đáy vào tháng 4/2020.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/ho-tieu-hat-tieu-39.htm

Giá tiêu cuối năm có thể chạm mốc 100.000 đồng/kg, sao nông dân lại vườn không, nhà trống? - Ảnh 1.

Diễn biến giá tiêu trong nước 9 tháng đầu năm (Biểu đồ: Hoàng Anh)

Trao đổi với người viết, ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê cho biết cứ 8 – 10 năm, giá tiêu sẽ bắt đầu chu kỳ tăng mới và có thể đạt đỉnh như chu kỳ trước.

Đỉnh điểm như năm 2015, giá tiêu đạt 220.000 đồng/kg nhưng giai đoạn 2016 - 2020 mỗi năm giá xuống vài chục nghìn đồng/kg, cho đến đầu tháng 4/2020 thì giá chạm đáy 34.000 đồng/kg.

Từ đó, giá bắt đầu khởi sắc và sắp chạm ngưỡng 85.000 đồng/kg. Như vậy, có thể xác định năm 2020 – 2021 là năm giá chạm đáy và bắt đầu một chu kỳ lên giá mới.

Trước đó, giá hồ tiêu rất thấp, người dân càng đầu tư vào vườn tiêu thì càng bị lỗ. Vì vậy, các chủ vườn tiêu đã bỏ bê, không đầu tư chăm sóc và diện tích giảm rất nhiều.

"Qua khảo sát chúng tôi ước tính diện tích cho thu hoạch năm 2021 chỉ còn chưa tới ½ so với diện tích năm 2017 (153.000 ha).

Bên cạnh đó, thời tiết mưa, hạn thất thường khiến tiêu ra gié và kết trái rất ít nên năng suất giảm rất nhiều", ông Bình nói.

Với 2 yếu tố trên, sản lượng của vụ thu hoạch năm 2020 – 2021 giảm trên 30% so với năm trước, chỉ đạt 150.000 nghìn tấn. Do đó, lượng tiêu xuất khẩu năm 2021 dự báo sẽ giảm mạnh so với năm 2020.

Giá tiêu cuối năm có thể chạm mốc 100.000 đồng/kg, sao nông dân lại vườn không, nhà trống? - Ảnh 1.

Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh

Trước năm 2021, sản lượng hồ tiêu dồi dào, giá thấp, các doanh nghiệp nước ngoài tranh thủ cơ hội mua tạm trữ và khả năng nguồn hàng này sắp cạn. Doanh nghiệp phải bổ sung nguyên liệu từ thủ phủ hồ tiêu Việt Nam.

"Do đó, chúng tôi khẳng định giá tiêu đang dần tốt lên và khả năng đến cuối năm giá sẽ đạt từ 90.000 – 100.000 đồng/kg", ông Bính cho biết.

Thực tế, ở 6 tỉnh trồng tiêu trọng điểm chiếm 90% diện tích, đang xôn xao việc tìm mua trụ gỗ, trụ bê tông, cây trụ sống và giống để bắt đầu trồng mới diện tích hồ tiêu.

Ông Bính khuyến cáo các chủ vườn nên trồng xen canh với cây lâu năm, không tái canh trên vườn tiêu cũ đã chết. Đồng thời, chọn đất, chọn giống tốt và tuân thủ quy trình theo hướng hữu cơ để phát triển ngành tiêu bền vững.

Ai là người hưởng lợi?

Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá tiêu xuất khẩu trong tháng 8 đạt mức cao nhất gần 4 năm khi Mỹ và các nước Châu Âu đang dần mở cửa kinh tế trở lại sau thời gian dài chống chọi với đại dịch COVID-19.

Giá tiêu xuất khẩu tăng nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu chưa thể vui. Theo ông Bính, nhiều doanh nghiệp ký bán trước giá thấp từ 40.000 – 55.000 đồng/kg nay phải mua với giá trên 70.000 đồng/kg để giao hàng theo hợp đồng nên bị lỗ nặng.

Bên cạnh đó, giá cước tàu vận chuyển đi các nước Trung Đông, Châu Âu, Mỹ… tăng lên 6-10 lần so với trước đây khiến doanh nghiệp không thu được nhiều lợi nhuận.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-tieu-cuoi-nam-co-the-cham-moc-100000-dong-kg-ai-la-nguoi-duoc-huong-loi-20211004164649455.htm