Theo Tổng Cục Thống kê, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng 9 giảm 2% so với tháng 8. Mặc dù vậy, Việt Nam ước tính xuất siêu 0,5 tỷ USD trong tháng này sau 5 tháng liên tiếp nhập siêu.
Tuy nhiên, tính chung 9 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu hơn 2 tỷ USD. Trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái, Việt Nam xuất siêu hơn 16 tỷ USD.
Trong tháng 9, Việt Nam kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 27 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng 8.
Kim ngạch xuất khẩu quý III/2021 ước tính đạt 83,89 tỷ USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước và tăng 7,2% so với quý II năm nay (tăng 7% so với quý I).
Tính chung 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 240,5 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước.
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt gần 70 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước.
Ước tính tháng 9, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 26,5 tỷ USD, giảm 3,1% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch nhập khẩu quý III/2021 ước tính đạt 84,55 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,5% so với quý II năm nay.
Theo The Wall Street Jounal, giá heo hơi Trung Quốc sau hai năm tăng vọt đã chuyển sang giai đoạn xuống dốc. Cụ thể, giá heo hơi tại thị trường lớn nhất thế giới đã giảm hơn 56% kể từ tháng 1.
Hai năm trước, nông dân Trung Quốc rất vất vả mới kiểm soát sự lây lan của dịch tả heo châu Phi (ASF). Căn bệnh này không gây hại cho người nhưng rất dễ lây lan và tàn phá đàn heo.
Có thời điểm, tổng đàn heo của Trung Quốc giảm khoảng 40% so với một năm trước đó, dẫn đến tình trạng khan hiếm thịt heo và buộc nước này phải nhập khẩu.
Do đó, nông dân Trung Quốc dành cả năm 2020 để tái đàn. Đến nay, tổng đàn heo của nước này đạt 439 triệu con, tăng từ 370 triệu con vào năm 2020.
Tuy nhiên, tốc độ tái đàn quá nhanh khiến nước này rơi vào khủng hoảng dư cung, giá heo hơi lao dốc chưa có điểm dừng.
Theo dữ liệu của công ty phân tích thị trường Wind, vào tháng 9 giá heo hơi bán buôn đạt 20,24 nhân dân tệ/kg (tương đương 3,13 USD), mức thấp nhất trong năm nay.
Một trong những nguyên nhân khiến giá heo hơi giảm sâu là nông dân Trung Quốc đã ra sức vỗ béo đàn heo, chờ thời cơ giá heo phục hồi để kiếm lợi.
Tuy nhiên, đợt dịch tả heo châu Phi bùng phát mới ở nhiều nơi trong nước cũng khiến một số nông dân bắt đầu hoảng loạn, ồ ạt bán tháo khiến giá heo giảm sâu.
Các nhà phân tích cho rằng giá heo hơi khó có thể phục hồi ở mức cao ngay cả khi Tết Nguyên đán 2022 sắp đến.
Bà Pan Chenjun, nhà phân tích cấp cao tại Rabobank kỳ vọng giá heo hơi sẽ phục hồi nhẹ khi Trung Quốc bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, cũng là mùa cao điểm tiêu thụ thịt heo trong nước.
Tháng 8, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 2.012 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 11/2018, tăng 5% so với tháng 7 và tăng 10% so với tháng 8/2020.
Tính chung 8 tháng đầu năm, giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam đạt 1.864 USD/tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường tăng, ngoại trừ Trung Quốc.
Mới đây, CNBC dẫn lại dự báo của Fitch Solutions về việc thực hiện giãn cách xã hội do dịch COVID-19 tại Việt Nam đã khiến nguồn cung cà phê toàn cầu bị hạn chế và điều này có thể giữ giá cà phê thế giới ở mức tương đối cao cho đến năm 2022.
Fitch Solutions nâng dự báo giá cà phê arabica từ giá 1,35 USD/pound lên 1,6 USD/pound. Đồng thời điều chỉnh nâng dự báo giá cà phê cho năm 2022 lên mức 1,5 USD/pound từ 1,25 USD/pound.
"Nhu cầu tiêu thụ cà phê, đặc biệt ở châu Âu và Mỹ sẽ tăng lên trong những tháng tới khi các lệnh hạn chế do dịch COVID-19 được dỡ bỏ, cho phép các cửa hàng cà phê mở cửa trở lại", cơ quan này dự báo.
Giá cà phê xuất khẩu chạm đỉnh 4 năm sau khủng hoảng dư cung năm 2018, đang tác động tích cực đến giá cà phê trong nước.
Việc giãn cách xã hội khiến hoạt động chế biến và xuất khẩu cà phê bị trì hoãn. Cùng với đó, sương giá và thời tiết khắc nghiệt tại Brazil càng khiến thị trường lo ngại việc nguồn cung cà phê cho thế giới thời gian tới sẽ giảm mạnh. Điều này đã đẩy giá cà phê lên mức cao nhất trong 4 năm.
Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 8 đạt 105 nghìn tấn, trị giá 207 triệu USD, giảm 14% về lượng và giảm 12% về trị giá so với tháng 7.
Việc giá cước vận tải tăng từ Việt Nam đi EU và Mỹ quá cao và tình trạng thiếu container khiến doanh nghiệp điêu đứng, không thể xuất được hàng.
Trao đổi với người viết, ông Thái Như Hiệp, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp cho biết hiện nay hàng tồn kho không thể bán đi được vì không thể thuê container và cước tàu quá cao.
"Trước đây, chỉ mất 5 - 10 ngày để vận chuyển xong một chuyến hàng sang các nước nhưng hiện nay phải mất tới 2 - 3 tháng mới vận chuyển xong. Chưa bao giờ hàng tồn kho nhiều như năm nay", ông Hiệp cho biết.
Bên cạnh đó, ông Hiệp tỏ ra lo ngại nếu tình hình nay kéo dài sẽ dẫn đến dòng tiền của doanh nghiệp bị bế tắc và rủi ro khách hàng nước ngoài sẽ ép giá đối với số hàng tồn kho.
"Nguy hiểm hơn khi vụ thu hoạch của người dân đang đến gần (tháng 11), nguồn cung dồi dào, nếu hàng không xuất được, nguy cơ giá cà phê đảo chiều sẽ cao", ông Hiệp cho biết.
Theo dữ liệu từ Refinitiv, giá cà phê thế giới arabica giao sau đã tăng khoảng 45,8% trong năm nay, trong khi giá cà phê robusta tăng 52,2%, theo dữ liệu từ Refinitiv.
Còn tại Việt Nam, giá cà phê ở thị trường nội địa cũng tăng khoảng 25% lên 40.000 đồng/kg. Đây được xem là mức giá cao nhất trong 4 năm trở lại đây.
"Lúc này doanh nghiệp Việt Nam không còn tiền để xoay xở. Kho bãi hạn chế nên sức chứa không đủ và khó khăn trong việc luân chuyển hàng hóa", ông Hiệp cho biết.
Tình hình càng trở nên "nóng" hơn khi thị trường dần bước vào những tháng cuối năm, nhu cầu nhập khẩu cà phê tăng mạnh ở các nước tiêu thụ lớn như Mỹ và Châu Âu nhằm phục vụ các dịp lễ, tết cuối năm.
TheoBloomberg, thông thường trong tháng 9, các kho chứa cà phê của Brazil được chất đầy hàng. Các xe tải nối hàng dài và phải chờ cả ngày mới tới lượt lấy hàng.
Thế nhưng năm nay, Brazil mất mùa cà phê và hình ảnh xe tải xếp hàng dài cũng không còn.
Năm nay, sản lượng cà phê arabica của Brazil đạt 30,7 triệu bao (mỗi bao nặng 60 kg) giảm khoảng 40% so với năm 2020, đồng thời là mức thấp nhất kể từ năm 2009. Đây đồng thời là quốc gia cung cấp cà phê lớn nhất thế giới.
Mức giảm này tương đương với 2/3 lượng tiêu thụ cà phê tại Mỹ, quốc gia uống nhiều cà phê nhất thế giới. Điều này đồng nghĩa nguồn cung cà phê trong những năm tới cũng sẽ thiếu hụt.
Regis Ricco, giám đốc RR Consultoria Rural có trụ sở tại Minas Gerais cho biết: “Không còn cảnh xe tải xếp hàng tại tại các nhà kho cà phê. Một chiếc xe tải chỉ mất vài giờ để hoàn thành một vòng vận chuyển từ kho đến cảng trong khi bình thường có thể mất cả ngày. Thật đáng báo động ”.
Trên thực tế, nếu Brazil mất mùa đồng nghĩa giá cà phê sẽ tiếp tục tăng. Điều này khiến nhiều người lo ngại, giá các thực phẩm khác cũng sẽ tăng trong thời gian tới.
Vụ mùa cà phê ở Brazil bị ảnh hưởng bởi hạn hán cùng với hiện tượng lạnh giá và sương mù hồi tháng 7. hêm vào đó, mùa màng của quốc gia dao động hàng năm giữa chu kỳ năng suất thấp và cao, và năm nay là một chu kỳ giảm.
Việc giá tiêu tăng cao trong thời gian gần đây là tín hiệu đáng mừng và cơ hội để người trồng tiêu vực dậy sau nhiều năm giá xuống thấp.
Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết: "Hiện tại, nhu cầu thế giới vẫn cao song dự báo giá tiêu đến cuối sẽ dao động 80.000 đồng/kg, khó có thể tăng thêm nữa.
Bởi ngoài yếu tố cung – cầu, xuất khẩu tiêu của Việt Nam ghi nhận giảm trong tháng 7, 8 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc vận chuyển lưu thông hàng hóa ra cảng khó khăn, chi phí logistics sang Mỹ, châu Âu tăng đột biến".
Thống kê của VPA, tình trạng kẹt cảng và thiếu container rỗng trong một thời gian dài đã tạo cơ hội cho các hãng tàu thao túng phụ phí và cước phí vận tải. Giá vận tải các tuyến tăng gấp 10 lần từ cuối năm 2020 đến thời điểm hiện tại và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Đại diện VPA cho rằng cước vận tải đang ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp tiêu, nhiều doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản, số còn lại phải gồng lỗ cho các hợp đồng ký kết để giữ khách hàng và uy tín.
Với những hợp đồng mới, doanh nghiệp sẽ phải tính toán lại giá thành sao cho cân bằng với cước logistics để cân bằng chi phí và lợi nhuận.
Tuy nhiên, thời gian gần đây Mỹ và EU đã chuyển hướng qua mua tiêu từ Brazil vì chất lượng tiêu không quá chênh lệch so với tiêu Việt Nam và quan trọng nhất là chi phí vận chuyển từ Brazil tới Mỹ chỉ bằng 1/3 từ Việt Nam và từ Brazil tới EU chỉ bằng 1/10 so với từ Việt Nam.
Ông Hải phân tích trong thương mại, bất cứ khách hàng nào đều muốn mua hàng chất lượng, giá tốt. Trong trường hợp này, Indonesia và Brazil đang vào tiêu, sản lượng dồi dào, cước logistics rẻ hơn nên đương nhiên khách hàng sẽ quan tâm đến các thị trường này.
Còn hiện tại nguồn tiêu của Việt Nam không còn nhiều, giá logistics cao nên cũng yếu thế hơn lúc này.
"Về lâu dài, Việt Nam vẫn giữ được vị trí số 1 xuất khẩu tiêu vì sản lượng của Việt Nam chiếm tới 40% sản lượng thế giới, các nước khác tuy có lợi thế nhưng chỉ chiếm phần nhỏ sản lượng chung", ông Hải nói.
Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu, giá tiêu xuất khẩu trong tháng 8 đạt mức cao nhất gần 4 năm. Mỹ và các nước Châu Âu đang dần mở cửa kinh tế trở lại sau thời gian dài chống chọi với đại dịch COVID-19.
Nhờ vậy, nhu cầu hàng hóa, trong đó có mặt hàng tiêu tăng mạnh, đặc biệt là khi sắp bước vào các dịp lễ, Tết vào cuối năm.
Tuy nhiên, dường như ngành tiêu đang để lỡ cơ hội giá tiêu tăng mạnh này khi kết quả xuất khẩu giảm sút mạnh trong tháng 8.
Theo đó, lượng hạt tiêu xuất khẩu trong tháng 8 đạt xấp xỉ 17 nghìn tấn – mức thấp nhất kể từ tháng 2, trị giá 63 triệu USD, giảm 36% về lượng và giảm 33,6% về trị giá so với tháng 7.
Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 là nguyên nhân khiến xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam giảm trong tháng 8. Theo đó, việc các nhà máy phải thực hiện 3 tại chỗ và những khó khăn trong vận chuyển trong nước và xuất khẩu đã khiến doanh nghiệp hồ tiêu lỡ nhịp so với thế giới.
Trao đổi với người viết ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group cho biết trong thời gian thực hiện yêu “3 tại chỗ”, nhà máy của ông của có thể hoạt động 30% do không thể đáp ứng được toàn bộ điều kiện ăn, ở cho toàn bộ công nhân. Ngoài ra, công ty cũng phải chật vật để xin giấy đi đường cũng khiến hoạt động sản xuất đình trệ.
“Chúng tôi phải mất 1 tháng để xin được giấy đi đường”, ông Thông cho biết.
Theo nguồn tin riêng, xuất khẩu hồ tiêu của Phúc Sinh trong 8 tháng đầu năm nay giảm gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 12,4 nghìn tấn.
Phúc Sinh là doanh nghiệp xuất khẩu tiêu lớn thứ 4 Việt Nam và cũng là doanh nghiệp ghi nhận mức sụt giảm mạnh nhất trong số 4 ông lớn ngành tiêu.
Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết trong tháng 8, xuất khẩu sắt thép các loại đạt 1,53 triệu tấn với trị giá gần 1,5 tỷ USD, tăng 33,8% về lượng và tăng 35,2% về trị giá so với tháng trước.
Còn so với tháng 8/2020, trị giá xuất khẩu của mặt hàng này cao gấp 2,5 lần. Đây là tháng có trị giá xuất khẩu sắt thép các loại cao nhất từ trước đến nay và là tháng thứ hai liên tiếp vượt 1 tỷ USD.
Chia sẻ với người viết về nguyên nhân khiến xuất khẩu sắt thép tăng trưởng sáng sủa trong tháng 8 vừa qua, đại diện Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết dịch bệnh COVID-19 kéo dài nên nhiều công trình xây dựng buộc phải tạm thời hoãn lại đặc biệt tại khu vực phía Nam, cùng với đó là chuẩn bị bước vào mùa mưa khiến cho việc tiêu thụ thép trong nước gặp khó khăn.
Cụ thể, theo số liệu của VSA, tình hình sản xuất và bán hàng thép thành phẩm các loại của các thành viên hiệp hội đều giảm sút trong tháng 8 với sản xuất thép thành phẩm đạt 2,35 triệu tấn, giảm 1,9% so với tháng 7 và chỉ tương đương với mức sản lượng cùng kỳ năm 2020.
Bán hàng thép các loại đạt 1,9 triệu tấn, giảm lần lượt 9,4% so với tháng trước và giảm 8% so với tháng 8/2020.
Trong đó, sản xuất và bán hàng thép xây dựng gần như thấp nhất trong 5 năm gần đây. Cụ thể, sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 8 đạt gần 714.000 tấn, giảm hơn 2% so với tháng 7 và giảm hơn 8% so với cùng kỳ 2020.
Bán hàng thép xây dựng chỉ đạt gần 559.500 tấn, giảm mạnh 29,3% so với tháng trước và giảm 39,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đại diện VSA cho hay trước thực tế này, các doanh nghiệp trong ngành đã phải tìm hướng đẩy mạnh xuất khẩu. Và điều kiện giúp việc xuất khẩu thuận lợi trong tháng 8 vừa qua là do Việt Nam đang tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương như CPTTP, EVFTA để thúc đẩy hàng hóa xuất khẩu sang các nước như châu Âu, Mỹ...
Bên cạnh đó, chính sách của Trung Quốc về môi trường đã cắt giảm sản lượng nguồn cung của nước này và chính sách bãi bỏ hoàn thuế xuất khẩu khiến cho giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng có lợi thế cạnh tranh hơn với các nước trong khu vực.
"Các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh xuất khẩu, giữ mối quan hệ và mở rộng thị trường cùng với sự chủ động trong nguồn cung ứng nguồn HRC trong nước cũng tạo điều kiện hàng hóa xuất khẩu Việt Nam có xuất xứ hàng hóa rõ ràng và thuận lợi xuất khẩu", đại diện VSA chia sẻ.
Tính đến hết tháng 8 năm 2021, cả nước xuất khẩu 8,54 triệu tấn sắt thép các loại với trị giá đạt gần 7,1 tỷ USD; tăng 43,4% về lượng và 127% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, xuất khẩu nhóm hàng này tăng vượt trội sang hai thị trường EU và Mỹ. Cụ thể, xuất khẩu sang EU đạt 1,43 triệu tấn, tăng 7,5 lần, sang Mỹ đạt 540.000 tấn, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Giá xăng dầu hôm nay 17/9, giá dầu trong phiên giao sáng nay tiếp tục đà tăng gần 0,5% nhờ vào nhu cầu bắt đầu phục hồi và nguồn cung ổn định sau khi bão đi qua.
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 8h30 ngày 17/9/2021
Giá dầu thô Brent kết thúc phiên tăng 21 cent, tương đương 0,3% lên 75,67 USD/thùng. Vào thứ Tư, Brent đã chạm 76,13 USD, mức cao nhất kể từ ngày 30/7. Giá dầu WTI của Mỹ kết thúc phiên giao dịch không đổi ở mức 72,61 USD/thùng sau khi leo lên mức cao nhất kể từ ngày 2/8 vào thứ Tư.
Các công ty năng lượng vùng Vịnh của Mỹ đã có thể nhanh chóng khôi phục dịch vụ đường ống và điện sau khi cơn bão Nicholas đi qua Texas vào đầu tuần này, họ đang tập trung vào nỗ lực sửa chữa những thiệt hại do bão Ida gây ra nhiều tuần trước đó.
Dầu đã tăng vọt vào thứ Tư, được hỗ trợ từ việc tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 6,4 triệu thùng lớn hơn dự kiến trong tuần trước, với các cơ sở khai thác dầu ngoài khơi vẫn đang phục hồi sau tác động của Ida.
Giá dầu Brent đã tăng khoảng 45% trong năm nay, được hỗ trợ bởi việc cắt giảm nguồn cung của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh của tổ chức này, cộng với một số sự phục hồi sau sự suy giảm nhu cầu liên quan đến đại dịch năm ngoái.
Nông sản ùn ứ, doanh nghiệp sản xuất mệt mỏi vì 3 tại chỗ
Theo Tổ công tác 970 (Bộ NN&PTNT) thời gian qua có nhiều địa phương bị ùn ứ nông sản, hoặc khi doanh nghiệp đặt đơn hàng về thì địa phương không thu gom đủ số lượng để giao. Điển hình như ở Bình Dương hiện dư thừa khoảng 80 tấn dưa lưới, 70 tấn chuối và 2 triệu quả trứng…
Tương tự tỉnh Đồng Nai đang tồn đọng 200 tấn cam, quýt, 800 tấn củ đậu; rau củ quả dư khoảng 1.000 tấn; gà lông trắng dư thừa 200 nghìn con, 1.000 tấn thủy sản, trong đó có 800 tấn cá nước ngọt, 200 tấn tôm, theo Vietnamnet.
Chia sẻ trong tọa đàm "Kết nối cung - cầu nông - thủy sản giữa các tỉnh, thành ĐBSCL và TP HCM", ông Nguyễn Phước Thiện, Sở NN&PTNT Đồng Tháp cho biết các doanh nghiệp phản ánh việc vận chuyển, lưu thông giữa các tỉnh ĐBSCL vẫn còn khó khăn, nhiều chuyến hàng mất 3 – 5 ngày mới có thể giao nhận. Điều này rất thiệt thòi cho doanh nghiệp.
Do đó, để sớm khôi phục sản xuất thì cần có sự thống nhất quan điểm liên kết giữa các tỉnh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp từ tỉnh này qua tỉnh khác thu hoạch, không phải mất thời gian xin phép lại từ đầu bởi nông sản thì chỉ cần thu hoạch chậm nửa ngày hoặc một ngày là chất lượng đã khác.
Ông Thiện cũng cho rằng: "3 tại chỗ" đang cho thấy những điểm bất cập và chỉ là giải pháp tạm thời bởi nhiều doanh nghiệp đang đuối sức vì phải chi trung bình 3,5 – 3,8 triệu đồng/công nhân.
Nếu tiếp tục thực hiện 3 tại chỗ thêm 2-4 tuần nữa, một số doanh nghiệp khó có thể cầm cự và rơi vào phá sản".
Ảnh: Báo Thanh niên
Do đó, "3 tại chỗ" hay "4 tại chỗ" không thể kéo dài. Đại diện Sở NN&PTNT Đồng Tháp đề nghị ngành y tế đưa ra định hướng dịch tễ cho doanh nghiệp có công nhân được tiêm mũi 1, mũi 2 để có cơ sở mở rộng sản xuất, từng bước tháo gỡ khó khăn.
Đồng quan điểm, bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Long An cho biết trong tuần đầu thực hiện Chỉ thị 16, Sở tiếp nhận 300 cuộc gọi đề nghị tháo gỡ khó khăn mỗi ngày. Đặc biệt là vấn đề ở các nhà máy, cơ sở giết mổ "3 tại chỗ".
Trước đó, toàn tỉnh có khoảng 42 cơ sở giết mổ, mỗi ngày cung cấp ra thị trường khoảng 40.000 con heo và 60.000 con gia cầm.
Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở giết mổ trong địa bàn tỉnh phải tạm đóng cửa vì không đáp ứng được yêu cầu 3 tại chỗ, chỉ có 3 nhà máy lớn của Vissan, San Hà và Ba Huân hoạt động nhưng cũng khó khăn.
"Do đó, cần xem xét, đánh giá lại phương án 3 tại chỗ cho cơ sở giết mổ vì tại một địa điểm mà vừa nuôi nhốt, giết mổ vừa đưa con người vào thì không bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn con người cũng như vấn đề môi trường.
Hiện, Long An đã tiêm vắc xin mũi 1 đạt gần 100% người dân. Vì vậy, có nên chăng áp dụng thẻ xanh, vàng… để doanh nghiệp bắt tay khôi phục sản xuất? Nếu không, việc kéo dài giãn cách sẽ khiến doanh nghiệp rất mệt mỏi", bà Khanh nói.
Doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ "khát" hàng hóa
Trong khi nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam đang dư thừa lượng lớn hàng hoá, đặc biệt là nông thuỷ sản thì một số doanh nghiệp phân phối lại đang gặp tình trạng thiếu hụt hàng.
Bà Trần Kim Nga, Giám đốc đối ngoại Công ty MM Mega Market Việt Nam cho biết hệ thống siêu thị MM Mega Market đang thiếu một số mặt hàng nông sản, thuỷ sản tươi lẫn chế biến đông lạnh, thực phẩm khô.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết sau nhiều năm liên tục xuất siêu, từ tháng 4/2021 nhập siêu đã quay trở lại với mức thâm hụt khoảng 1,3 tỷ USD rồi tiếp tục hụt thêm 2,1 tỷ USD vào tháng 5.
Đến tháng 6, mức nhập siêu được rút ngắn còn khoảng 500 triệu USD. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt là tại TP HCM - đầu tàu kinh tế của cả nước và nhiều tỉnh thành khác tại khu vực phía Nam, Việt Nam lại gia tăng mức nhập siêu trong tháng 7, tháng 8 với con số khoảng 1,3 tỷ USD.
Trong đó, số liệu gần nhất ước tính tháng 8 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 26,2 tỷ USD, giảm 6% so với tháng 7 và giảm 3,7% so với tháng 6.
Còn so với tháng 8/2020, con số này ước giảm 5,5%. Đây cũng là lần đầu tiên trong năm 2021 kim ngạch xuất khẩu Việt Nam bị giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Cán cân thương mại hàng hóa ước tính nhập siêu 1,3 tỷ USD và là tháng thứ 5 liên tiếp Việt Nam ghi nhận tình thế nhập siêu.
Chia sẻ với người viết, ông Huỳnh Thanh Điền, Chuyên gia kinh tế, cho biết tình trạng nhập siêu trong các tháng qua chủ yếu là do các doanh nghiệp FDI chuyển dịch đơn hàng sang các nước khác để sản xuất do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy trong các tháng cán cân thương mại hàng hóa chuyển sang thế nhập siêu, giá trị xuất khẩu của khu vực FDI đã chững lại từ mức 19,7 tỷ USD trong tháng 5, giảm còn 18,8 tỷ USD trong tháng 6.
Đến tháng 7, dù con số xuất khẩu tăng lên ở mức 20,07 tỷ USD nhưng bước sang tháng 8 đã giảm nhẹ còn 20,05 tỷ USD. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, khu vực FDI chiếm tới 74% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
Điều này có nghĩa xuất siêu đang phụ thuộc lớn vào khu vực FDI và chỉ cần khu vực này chững lại, nền kinh tế sẽ ngay lập tức chuyển sang tình trạng nhập siêu.
Thực tế, tại Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo TP HCM và doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP hồi cuối tháng 8, báo Thanh Niên dẫn lời ông Lê Hữu Bình, đại diện Công ty Jabil Việt Nam, cho biết trong một tháng qua, từ khi chuyển đổi phương án sản xuất và giảm công suất đến 70% vì dịch COVID-19, công ty không thể giao hàng đúng tiến độ nên rất nhiều đơn hàng của công ty bị đối tác hủy, chuyển sang các nhà máy ở Trung Quốc, Mexico, Ấn Độ…
Jabil là doanh nghiệp thuộc tập đoàn đa quốc gia Mỹ, chuyên lĩnh vực công nghiệp điện tử, kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD mỗi năm nhưng hiện nay "số đơn hàng bị mất có giá trị khoảng 200 triệu USD. Nếu tình hình này tiếp tục kéo dài, sẽ dẫn đến rủi ro là công ty phải thu hẹp quy mô hoạt động tại Việt Nam”, ông Bình thông tin.
Bên cạnh lý do xuất khẩu của doanh nghiệp FDI chững lại thì theo chuyên gia Huỳnh Thanh Điền mức nhập siêu gia tăng còn xuất phát một phần từ phía các doanh nghiệp Việt Nam.
Bởi mặc dù tình hình chung phải đóng cửa hoặc thu hẹp sản xuất nhưng các doanh nghiệp có tâm lý trông chờ thời điểm mở cửa trở lại nên vẫn triển khai các kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu đã ký kết để đảm bảo không thiếu nguyên liệu khi Chính phủ cho phép tái khởi động sản xuất.
Cụ thể, theo số liệu thống kê cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 8 tháng năm 2021 tăng chủ yếu là do nhóm hàng tư liệu sản xuất tăng mạnh với mức tăng 34,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 27,2%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu tăng 41,6%.