Trang

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

'3 tại chỗ' kém hiệu quả, nguồn cung gián đoạn, đơn hàng dịch chuyển...doanh nghiệp xuất khẩu gánh 'nghìn cân khó'

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết sau nhiều năm liên tục xuất siêu, từ tháng 4/2021 nhập siêu đã quay trở lại với mức thâm hụt khoảng 1,3 tỷ USD rồi tiếp tục hụt thêm 2,1 tỷ USD vào tháng 5.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/xuat-khau-nong-san.html

Đến tháng 6, mức nhập siêu được rút ngắn còn khoảng 500 triệu USD. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt là tại TP HCM - đầu tàu kinh tế của cả nước và nhiều tỉnh thành khác tại khu vực phía Nam, Việt Nam lại gia tăng mức nhập siêu trong tháng 7, tháng 8 với con số khoảng 1,3 tỷ USD.

Trong đó, số liệu gần nhất ước tính tháng 8 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 26,2 tỷ USD, giảm 6% so với tháng 7 và giảm 3,7% so với tháng 6.

Còn so với tháng 8/2020, con số này ước giảm 5,5%. Đây cũng là lần đầu tiên trong năm 2021 kim ngạch xuất khẩu Việt Nam bị giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Cán cân thương mại hàng hóa ước tính nhập siêu 1,3 tỷ USD và là tháng thứ 5 liên tiếp Việt Nam ghi nhận tình thế nhập siêu.

Bức tranh xuất khẩu xám màu vì COVID-19, viễn cảnh cuối năm có đổi màu? - Ảnh 1.

(Nguồn: Tổng cục Thống kê. Tổng hợp: Như Huỳnh)

Chia sẻ với người viết, ông Huỳnh Thanh Điền, Chuyên gia kinh tế, cho biết tình trạng nhập siêu trong các tháng qua chủ yếu là do các doanh nghiệp FDI chuyển dịch đơn hàng sang các nước khác để sản xuất do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy trong các tháng cán cân thương mại hàng hóa chuyển sang thế nhập siêu, giá trị xuất khẩu của khu vực FDI đã chững lại từ mức 19,7 tỷ USD trong tháng 5, giảm còn 18,8 tỷ USD trong tháng 6.

Đến tháng 7, dù con số xuất khẩu tăng lên ở mức 20,07 tỷ USD nhưng bước sang tháng 8 đã giảm nhẹ còn 20,05 tỷ USD. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, khu vực FDI chiếm tới 74% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 

Điều này có nghĩa xuất siêu đang phụ thuộc lớn vào khu vực FDI và chỉ cần khu vực này chững lại, nền kinh tế sẽ ngay lập tức chuyển sang tình trạng nhập siêu.

Thực tế, tại Hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo TP HCM và doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP hồi cuối tháng 8, báo Thanh Niên dẫn lời ông Lê Hữu Bình, đại diện Công ty Jabil Việt Nam, cho biết trong một tháng qua, từ khi chuyển đổi phương án sản xuất và giảm công suất đến 70% vì dịch COVID-19, công ty không thể giao hàng đúng tiến độ nên rất nhiều đơn hàng của công ty bị đối tác hủy, chuyển sang các nhà máy ở Trung Quốc, Mexico, Ấn Độ… 

Jabil là doanh nghiệp thuộc tập đoàn đa quốc gia Mỹ, chuyên lĩnh vực công nghiệp điện tử, kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD mỗi năm nhưng hiện nay "số đơn hàng bị mất có giá trị khoảng 200 triệu USD. Nếu tình hình này tiếp tục kéo dài, sẽ dẫn đến rủi ro là công ty phải thu hẹp quy mô hoạt động tại Việt Nam”, ông Bình thông tin.

Bên cạnh lý do xuất khẩu của doanh nghiệp FDI chững lại thì theo chuyên gia Huỳnh Thanh Điền mức nhập siêu gia tăng còn xuất phát một phần từ phía các doanh nghiệp Việt Nam.

Bởi mặc dù tình hình chung phải đóng cửa hoặc thu hẹp sản xuất nhưng các doanh nghiệp có tâm lý trông chờ thời điểm mở cửa trở lại nên vẫn triển khai các kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu đã ký kết để đảm bảo không thiếu nguyên liệu khi Chính phủ cho phép tái khởi động sản xuất.

Cụ thể, theo số liệu thống kê cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 8 tháng năm 2021 tăng chủ yếu là do nhóm hàng tư liệu sản xuất tăng mạnh với mức tăng 34,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 27,2%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu tăng 41,6%. 

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/3-tai-cho-kem-hieu-qua-nguon-cung-gian-doan-don-hang-dich-chuyendoanh-nghiep-xuat-khau-ganh-ngan-can-kho-20210831115149616.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét