>>> Cập nhật giá heo hơi hằng ngày: http://vietnambiz.vn/tags/gia-heo-hoi.tag
Theo Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 4 giờ ngày 13/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc, 117,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 610 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 11. Dự báo đến 4 giờ ngày 14/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 114 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 km về phía Đông, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 - 11, giật cấp 14.
Theo ông Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, bão số 10 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ có xu hướng nhanh dần (17 km trong 24 giờ đầu, 20 km trong vòng 24 - 48 giờ tới, 25 km trong 48 - 72 giờ tiếp theo), bão liên tục mạnh lên, cao nhất cấp 12 - 13, giật cấp 15 trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Nam Hải Nam. Khi vào Vịnh Bắc Bộ còn khoảng cấp 12, giật cấp 15. Nước biển dâng do bão cao 2 - 3m.
Dự kiến từ chiều tối và đêm 15/9, bão đổ bộ vào Nam Định - Quảng Bình, trọng tâm là Nghệ An, Hà Tĩnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4. Trọng tâm mưa lớn ở Thanh Hóa - Quảng Trị (100 - 300 mm), riêng Nghệ An - Quảng Bình, lượng mưa từ 300 - 400 mm từ ngày 15/9 đến hết ngày 16/9.
Bà Trần Thị Bình một người chăn nuôi ở xã Sơn Phúc, Hương Sơn, Hà Tĩnh cho biết: "Nghe tin bão có thể đổ bộ từ chiều nay tôi và mấy người trong gia đình bắt đầu gia cố, chèo chống lại chuồng tại cho chắc chắn.Vì diện tích chuồng khá lớn nên tôi phải mất gần chục triệu đồng để mua tôn, bạt, thuốc men,... và vệ sinh lại chuồng trại cho cẩn thận. Ngoài ra tôi còn dự trữ thêm ít cám và thức ăn cho lợn phòng khi bão đi qua làm nguồn thức ăn khan hiếm".
Các chuyên gia khuyến cáo thời tiết mưa bão ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đàn vật nuôi, vì vậy cần phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi trước và trong mùa mưa bão. Khi thời tiết mưa, bão không những gây khan hiếm nguồn thức ăn mà còn dễ phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Mặt khác, khi mưa to có thể gây ngập úng cục bộ hoặc lụt trên diện rộng tạo cơ hội phát tán mầm bệnh. Vì vậy người chăn nuôi cần tuân thủ các bước sau:
Đảm bảo chuồng trại vững chắc. Tu sửa và chằng chống lại chuồng trại. Mái chuồng cần gia cố để hạn chế tốc mái khi có bão. Kiểm tra rèm che chắn đề phòng mưa tạt, gió lùa vào chuồng nuôi.
Dự trữ nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm đủ về lượng và đảm bảo về chất: dự trữ thức ăn xanh, phơi khô, ủ chua rơm rạ, cỏ khô, thân cây bắp đối với trâu, bò; dự trữ thức ăn tinh và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đối với heo, gia cầm. Thức ăn dự trữ cần bảo quản ở những nơi khô ráo để tránh ẩm mốc. Tuyệt đối không cho vật nuôi ăn thức ăn tinh đã bị nấm mốc.
Cần lưu ý đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi uống. Dự trữ một số hóa chất khử trùng nước để đảm bảo đủ nước sạch cho vật nuôi uống.
Dự trữ một số vật tư thuốc thú y cần thiết, vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực, men tiêu hóa... dùng cho vật nuôi khi thời tiết bất lợi.
Tăng cường vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi: áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, ngăn chặn mầm bệnh bên ngoài vào khu vực chăn nuôi để hạn chế phát sinh dịch bệnh. Vệ sinh sạch chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi để diệt mầm bệnh.
Chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin cho vật nuôi trước mùa mưa bão. Chủ động phương án thắp sáng và giữ ấm cho vật nuôi...
Giá heo hơi vẫn ở mức thấp, nhiều người chăn nuôi bắt đầu gia cố chuồng trại chuẩn bị đón bão số 10. |
Giá heo hơi hôm nay thay đổi do ảnh hưởng bão:
Theo Trung tâm dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 4 giờ ngày 13/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc, 117,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 610 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 11. Dự báo đến 4 giờ ngày 14/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 114 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 km về phía Đông, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 - 11, giật cấp 14.
Theo ông Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, bão số 10 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ có xu hướng nhanh dần (17 km trong 24 giờ đầu, 20 km trong vòng 24 - 48 giờ tới, 25 km trong 48 - 72 giờ tiếp theo), bão liên tục mạnh lên, cao nhất cấp 12 - 13, giật cấp 15 trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa, Nam Hải Nam. Khi vào Vịnh Bắc Bộ còn khoảng cấp 12, giật cấp 15. Nước biển dâng do bão cao 2 - 3m.
Dự kiến từ chiều tối và đêm 15/9, bão đổ bộ vào Nam Định - Quảng Bình, trọng tâm là Nghệ An, Hà Tĩnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4. Trọng tâm mưa lớn ở Thanh Hóa - Quảng Trị (100 - 300 mm), riêng Nghệ An - Quảng Bình, lượng mưa từ 300 - 400 mm từ ngày 15/9 đến hết ngày 16/9.
Bà Trần Thị Bình một người chăn nuôi ở xã Sơn Phúc, Hương Sơn, Hà Tĩnh cho biết: "Nghe tin bão có thể đổ bộ từ chiều nay tôi và mấy người trong gia đình bắt đầu gia cố, chèo chống lại chuồng tại cho chắc chắn.Vì diện tích chuồng khá lớn nên tôi phải mất gần chục triệu đồng để mua tôn, bạt, thuốc men,... và vệ sinh lại chuồng trại cho cẩn thận. Ngoài ra tôi còn dự trữ thêm ít cám và thức ăn cho lợn phòng khi bão đi qua làm nguồn thức ăn khan hiếm".
Các chuyên gia khuyến cáo thời tiết mưa bão ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đàn vật nuôi, vì vậy cần phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi trước và trong mùa mưa bão. Khi thời tiết mưa, bão không những gây khan hiếm nguồn thức ăn mà còn dễ phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Mặt khác, khi mưa to có thể gây ngập úng cục bộ hoặc lụt trên diện rộng tạo cơ hội phát tán mầm bệnh. Vì vậy người chăn nuôi cần tuân thủ các bước sau:
Đảm bảo chuồng trại vững chắc. Tu sửa và chằng chống lại chuồng trại. Mái chuồng cần gia cố để hạn chế tốc mái khi có bão. Kiểm tra rèm che chắn đề phòng mưa tạt, gió lùa vào chuồng nuôi.
Dự trữ nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm đủ về lượng và đảm bảo về chất: dự trữ thức ăn xanh, phơi khô, ủ chua rơm rạ, cỏ khô, thân cây bắp đối với trâu, bò; dự trữ thức ăn tinh và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đối với heo, gia cầm. Thức ăn dự trữ cần bảo quản ở những nơi khô ráo để tránh ẩm mốc. Tuyệt đối không cho vật nuôi ăn thức ăn tinh đã bị nấm mốc.
Cần lưu ý đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi uống. Dự trữ một số hóa chất khử trùng nước để đảm bảo đủ nước sạch cho vật nuôi uống.
Dự trữ một số vật tư thuốc thú y cần thiết, vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực, men tiêu hóa... dùng cho vật nuôi khi thời tiết bất lợi.
Tăng cường vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi: áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, ngăn chặn mầm bệnh bên ngoài vào khu vực chăn nuôi để hạn chế phát sinh dịch bệnh. Vệ sinh sạch chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi để diệt mầm bệnh.
Chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin cho vật nuôi trước mùa mưa bão. Chủ động phương án thắp sáng và giữ ấm cho vật nuôi...
Nguồn: báo mới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét