Trang

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Những điều cần biết về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da là một hiện tượng thường gặp ở nhiều trẻ sơ sinh. Phần lớn đây là hiện tượng sinh lý và có thể tự khỏi trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cảnh báo phụ huynh cần chú ý, bởi có rất nhiều trường hợp trẻ bị vàng da là do bị nhiễm độc thần kinh. 
 Niêm mạc ruột trẻ sơ sinh cần được ‘tráng ruột’ để làm gì?
 Nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh có nguy cơ dẫn tới mù lòa


PHÂN BIỆT VÀNG DA SINH LÝ VÀ VÀNG DA BỆNH LÝ

Vàng da sơ sinh là hiện tượng xảy ra khi cơ thể trẻ bị tăng bilirubin trong máu, chiếm từ 80 – 85% trường hợp ở trẻ sinh thiếu tháng. Cụ thể hơn, bệnh xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn bilirubin - một chất có sắc tố màu vàng - được phóng thích vào máu, khiến cho trẻ bị vàng da.

PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). (Ảnh: NVCC)


PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết: “Bệnh vàng da thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên nhưng nguy hiểm nhất là ở 2 tuần đầu. Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ (vàng da sinh lý) nhưng cũng có thể tiến triển nặng (vàng da bệnh lý). Vàng da sinh lý chỉ thoáng qua rồi tự khỏi cho nên không cần phải phơi nắng. Còn vàng da bệnh lý thì dễ khiến trẻ bị bại não hoặc tử vong do nhiễm độc thần kinh. Đồng thời, nếu bị vàng da bệnh lý thì phơi nắng cũng sẽ không mang lại có tác dụng gì”.

Tiến sĩ Dũng cho biết thêm, vàng da bệnh lý chỉ chiếm khoảng 2-5% trên các trẻ bị vàng da sơ sinh và thường bị nhầm là vàng da sinh lý. Để phân biệt 2 tình trạng này, phụ huynh có thể dựa vào các đặc điểm sau:



NÊN ĐƯA TRẺ ĐẾN VIỆN NẾU PHÁT HIỆN VÀNG DA

Nói về nguyên nhân gây nên tình trạng vàng da bệnh lý, Phó giáo sư Dũng cho rằng: Có thể là do sự bất đồng về nhóm máu giữa mẹ và con, hay nhiễm trùng, các bệnh lý di truyền… “Những tình trạng này sẽ làm cho bilirubin tăng quá cao trong máu, ngấm vào mô não, gây tổn thương và rất khó hồi phục. Bệnh nhi có thể thể tử vong trong giai đoạn cấp tính hoặc sống với những di chứng như điếc, rối loạn vận động, rối loạn trương lực cơ suốt đời”, ông cảnh báo.

(Ảnh: Kyna.vn)


Để nhận biết trẻ có vàng da hay không, phụ huynh cần đưa bé ra nơi có ánh sáng trắng đủ sáng, tốt nhất là ánh sáng mặt trời hay trong bóng mát. Sau đó dùng ngón tay ấn lướt trên da mặt của bé, nếu thấy da có màu vàng thì nên đưa bé đi khám ngay. Trẻ sơ sinh bị vàng da cần được đưa ngay đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi để khám và theo dõi, nhằm phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời. Tránh để bệnh diễn biến nặng hơn vì có nguy cơ biến chứng nhiễm độc thần kinh do bilirubin gián tiếp thấm vào não.

“Sai lầm thường thấy nhất là do phụ huynh thường đặt con trong buồng tối nên không nhận biết được trẻ bị vàng da. Ngoài ra, nhiều cha mẹ thấy con bị vàng da nhưng chỉ nghĩ là vàng da thông thường nên không đưa đi khám mà chỉ đưa bé ra phơi nắng, đến khi bé bỏ bú, đờ đẫn mới đưa đi bệnh viện thì đã quá muộn”, tiến sĩ Dũng nhắc nhở.

(Ảnh: Aptamil)


CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀNG DA CHO TRẺ SƠ SINH

Phó giáo sư Dũng cho biết, hiện nay tại phần lớn các khoa Sơ sinh, bệnh vàng da của trẻ chủ yếu được điều trị bằng 3 phương pháp, đó là:

- Thứ nhất là cung cấp đầy đủ nước và năng lượng thông qua việc cho trẻ bú hoặc truyền dịch. Có thể là truyền albumine và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp.

(Ảnh: Hello Bacsi


- Thứ hai là chiếu đèn, đây là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất.

- Thứ ba, trong những trường hợp nghiêm trọng hơn thì cần phải thay máu để trẻ không bị nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao.


CHĂM SÓC TRẺ VÀNG DA TẠI NHÀ

- Cho trẻ tắm nắng mỗi buổi sáng, thời điểm tốt nhất là từ 7 giờ đến 8 giờ.

- Tăng cường cho trẻ bú mẹ.

- Tái khám mỗi ngày cho đến khi trẻ hết vàng da (thường là 1 tuần).

(Ảnh: Con là tất cả)


- Theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu của vàng da nặng như: ngủ gà, bỏ bú, giảm hay tăng trương lực cơ, khóc thét, sốt, co gồng giật…

- Cần cho trẻ đi khám bác sĩ nhi sớm khi trẻ có dấu hiệu vàng da nặng hơn.

(T.V)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét