Trang

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Cập nhật giá heo hơi (5/12): Biến động tại nhiều địa phương sau ngày đầu tuần yên ắng

Cập nhật giá heo hơi hôm nay (4/12) hầu như không đổi ở cả 3 miền, với mức giá cao ghi nhận ở các tỉnh biên giới phía Bắc và miền Trung, Tây Nguyên. 

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay đạt 29.000 - 31.000 đồng/kg tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên
Tại Quảng Ninh, giá heo hơi hôm nay cũng ở mức khá cao 29.000 - 30.000 đồng/kg, trong khi giá tại Hưng Yên đang trong mức 28.000 - 30.000 đồng/kg. Tính chúng toàn miền, giá heo hơi giao động trong khoảng 26.000 - 31.000 đồng/kg.

Giá heo hơi miền Trung, Tây Nguyên ít biến động nhất so với 2 vùng còn lại, với giá heo hơi tại Đắk Lắk ở mức 28.000 đồng/kg. Trước đó, Đắk Lắk là tỉnh có biến động nhiều nhất khu vực khi có lúc lên đến 31.000 đồng/kg rồi giảm còn 27.000 đồng/kg. Tại Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế, giá heo hơi hôm nay vẫn ở mức cao 29.000 - 31.000 đồng/kg.

Còn tại miền Nam, giá heo hơi hôm nay vẫn dưới ngưỡng 30.000 đồng/kg với các địa phương báo giá không đổi so với cuối tuần trước. Giá heo hơi miền Nam dao động trong mức 26.000 - 29.000 đồng/kg.

du bao gia heo hoi 512 bien dong tai nhieu dia phuong sau ngay dau tuan yen ang
Ảnh minh họa.
Quy hoạch chăn nuôi tập trung có còn hợp lý?
Phản ánh của phong viên Báo Đồng Nai cho biết, từ năm 2008, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi và cơ sở giết mổ trên địa bàn 8 huyện và thị xã (TX) Long Khánh. Nhưng trên thực tế, tỷ lệ trang trại đầu tư vào các vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung còn rất thấp.

Tại hội thảo chuyên đề "Quy hoạch chăn nuôi - thực trạng và giải pháp" do UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức mới đây, đông đảo chuyên gia, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, doanh nghiệp và chủ trang trại đều mong muốn được điều chỉnh quy hoạch lại cho phù hợp với thực tế hiện nay.

Trong thực tế 9 năm qua đã có những khu chăn nuôi tập trung được đầu tư hạ tầng khá tốt nhưng hiệu quả vẫn không như mong đợi. Đến nay toàn tỉnh chỉ mới có 655 trang trại vào các khu quy hoạch chăn nuôi tập trung, chỉ đạt gần 29% trên tổng số trang trại. Riêng 7 vùng ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cũng chỉ có 127 trang trại hoạt động, tăng 15 trang trại so với thời điểm trước khi được tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong đó 5/7 khu ưu tiên không có thêm trang trại mới vào sau khi được đầu tư cơ sở hạ tầng. Thậm chí vùng chăn nuôi tập trung tại ấp Trung Tâm (xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom) vẫn chưa có trang trại nào đầu tư.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên, ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, chỉ ra những nguyên nhân khiến quy hoạch chăn nuôi tập trung của tỉnh không đạt kế hoạch đề ra, gồm: giá đất trong vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung quá cao, khó tiếp cận nguồn vốn ưu đãi đầu tư, các chính sách ưu đãi hỗ trợ di dời vào khu chăn nuôi tập trung chưa phù hợp, quy hoạch chăn nuôi tập trung chưa đồng bộ với xây dựng cùng an toàn dịch bệnh.
Ngoài những vướng mắc, khó khăn trên, nguyên nhân khiến các doanh nghiệp, chủ trang trại chăn nuôi đều bày tỏ mong muốn nên bỏ hoặc điều chỉnh lại quy hoạch chăn nuôi tập trung là do không phù hợp với thực tế chăn nuôi và đi ngược lại cách làm của các nước có nền chăn nuôi phát triển trên thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét