Trang

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

20 Chuyên gia từ 5 châu lục b��n phương án tăng giá trị cho gạo Việt

20 chuyên gia từ 5 châu lục bàn phương án tăng giá trị cho gạo Việt

Nhiều năm liền, Việt Nam vẫn là quốc gia chủ yếu xuất khẩu gạo thô. Các sản phẩm gia tăng có giá trị kinh tế cao được chế biến từ gạo như bánh, giấm, bún, dầu ăn... Vẫn chỉ đạt sản lượng khiêm tốn dù thị trường đầu ra rộng mở.
Gạo Việt chủ yếu xuất thô, chưa đa dạng sản phẩm
Theo thống kê mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 11 tháng năm 2017 thắng lớn khi cán mốc 2,49 tỷ USD, sản lượng đạt 5,52 triệu tấn, tăng 24,9% về trị giá và 24,1% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Cơ cấu gạo xuất khẩu cũng tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực khi giảm mạnh ở dòng gạo cấp trung bình và cấp thấp; tăng mạnh ở dòng gạo cao cấp. Niên vụ 2017 - 2018, Việt Nam cũng giữ vững vị thế xuất khẩu gạo với nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, đây là những con số không hoàn toàn bền vững bởi ngành này vẫn đang phải liên tục trải qua các thăng trầm trên thị trường.
Điển hình như chỉ trước đó 1 năm (năm 2016), kim ngạch xuất khẩu gạo chỉ thu về gần 2,2 tỷ USD, giảm tới 22% so với năm trước. Lượng gạo xuất khẩu ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm đã từng khiến nông dân điêu đứng.
Hay như năm 2013, ngành gạo gặp cảnh trớ trêu khi sản lượng tăng nhưng giá giảm kỷ lục. Giá bình quân còn khoảng dưới 400 USD/tấn gạo. Thậm chí, tại một số thị trường, đối tác chỉ trả ở mức giá từ khoảng 380 – 385 USD/tấn gạo.
Mặc dù xuất khẩu gạo thô vốn được xem là hướng đi thế mạnh, nhưng đến nay điểm lại, thị trường xuất khẩu gạo thô của Việt Nam vẫn chỉ loanh quanh 10 quốc gia châu Á gồm Trung Quốc (chiếm 39,5% tổng sản lượng xuất khẩu năm 2017), Philippines, Malaysia, Ghana, Cuba, Băngladesh, Bờ biển ngà, Iraq, Singapore, Hồng Kông. Còn những thị trường Mỹ, Nhật Bản, châu Âu... Vẫn là những "sân chơi khó" chạm đến bởi nhiều lý do khác nhau.
Trong khi đó, những mặt hàng chế biến từ gạo, có giá trị xuất khẩu cao như dầu gạo, giấm ăn, bánh gạo, bánh hỏi, bánh tráng, phở khô, mì chũ, hủ tiếu, cơm cháy chà bông... Vẫn còn là những thị trường đang bỏ ngỏ.
Sản phẩm chế biến từ gạo cho hiệu quả kinh tế cao nhưng chưa phát triển tương xứng
Giá gạo Việt xuất khẩu đầu năm 2018 bình quân đạt 475 USD/tấn, được ca ngợi là cao nhất trong vòng 3-4 năm trở lại đây. Mức giá này tương đương 10.700 đồng/kg. Trong khi đó, phở khô ở làng nghề bột Sa Đéc xuất bán cho thị trường Nhật được 45.000 đồng/kg. Để có 1kg bánh phở, doanh nghiệp chỉ cần 1,1kg gạo hoặc tấm.
Theo Công ty Bích Chi (Sa Đéc), doanh nghiệp này hiện sản xuất hơn 160 mặt hàng thuộc 4 dòng sản phẩm: bánh phở, hủ tiếu, bún gạo, miến, bánh hỏi khô, bánh tráng; bột dinh dưỡng; bột thực phẩm và bánh phồng tôm.
Từ những năm 2014 công ty này đã duy trì lượng sản xuất hơn 20.000 tấn thành phẩm, trong đó hơn 60% được xuất khẩu và đạt lợi nhuận trước thuế hơn 50 tỷ đồng mỗi năm.
Được biết công ty TNHH Wilmar Agro Việt Nam đã đầu tư 2 nhà máy trích ly dầu gạo tại ĐBSCL với tổng công suất trích ly lên đến 1.200 tấn dầu gạo thô mỗi ngày. Đây là nhà máy trích ly có quy mô lớn nhất Việt Nam cung cấp lượng dầu gạo thô lớn cho thị trường trong nước và nước ngoài.
Chế biến dầu gạo cũng là một lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần gạo thô. Ở thị trường trong và ngoài nước, dầu gạo được ưa chuộng đến mức trở thành xu hướng ăn uống lành mạnh và được tôn vinh là "dầu của trái tim" bởi sản phẩm này rất tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, cả nước hiện chỉ có một số ít doanh nghiệp đầu tư sản xuất để xuất khẩu.
Có thể kể đến như Công ty TNHH Dầu Thực vật Cái Lân (CALOFIC) với hai thương hiệu dầu gạo Simly và Neptune.
Hiện nay, sản phẩm dầu gạo sau khi tinh luyện tại Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu, Trung Đông và một phần tiêu thụ nội địa với giá thành trung bình của 1lít dầu gạo cao gấp 6-7 lần so với 1 kg gạo xuất thô....
20 chuyên gia từ 5 châu lục bàn phương án tăng giá trị cho gạo Việt - Ảnh 2.
Dây chuyền đóng gói nhà máy tinh chế dầu gạo tại TPHCM
Cơ hội cho dầu gạo vươn ra thế giới
Ấn Độ hiện là quốc gia chiếm 75% tổng sản lượng dầu gạo toàn thế giới với 900.000 tấn dầu gạo/năm. Nhật Bản và Thái Lan sản xuất khoảng 70.000 tấn và 60.000 tấn, trong khi Trung Quốc sản xuất khoảng 50.000 tấn. So với tiềm năng lúa gạo của các quốc gia này, ngành công nghiệp dầu gạo vẫn được cho là còn trong giai đoạn non trẻ.
Đặc biệt, Việt Nam – với vai trò một cường quốc lúa gạo có sản lượng xuất khẩu hàng triệu tấn lúa gạo/năm nhưng chỉ mới sản xuất được vài trăm tấn dầu gạo/năm. Điều này cho thấy sản xuất dầu gạo là ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển vũ bão trong tương lai, mang lại cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt.
Sắp tới đây, Hiệp hội Dầu Gạo Quốc tế (IARBO) đã quyết định chọn Việt Nam là điểm đến cho Hội nghị Dầu Gạo Quốc tế (ICRBO) lần thứ 5 năm 2018. Đây là tổ chức phi lợi nhuận ra đời nhằm thúc đẩy sự phát triển và thói quen sử dụng dầu gạo, một loại dầu giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Hội nghị với chủ đề Dầu ăn cao cấp tốt cho sức khỏe trên thế giới được cho là sẽ nâng cao nhận thức và tính thương mại của dầu gạo trên thị trường quốc tế. Đây cũng là cơ hội hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực này mở rộng thị trường và thúc đẩy sức mạnh nội tại của gạo Việt, nới rộng đường đưa dầu gạo Việt ra thế giới.
Đến với ICRBO 2018, chúng ta sẽ có cơ hội giao lưu với hơn 200 người tham dự là những chuyên gia, nhà nghiên cứu và đại diện ngành công nghiệp dầu gạo từ 20 quốc gia thuộc 5 châu lục: Mỹ, Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc… và sẽ nghe công bố các nghiên cứu mới nhất về lợi ích của dầu gạo, trao đổi công nghệ sản xuất mới nhất và định hướng tiếp thị tới người tiêu dùng toàn cầu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét