Trang

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Kinh doanh thua lỗ, Shark Vương "tháo chạy” khỏi SAM Holdings?

Từng được giới đầu tư biết tới với các thương vụ thâu tóm lớn, song khi các doanh nghiệp trong tay mình như SAM Holdings gặp khó khăn, thậm chí thua lỗ như trường hợp của Công ty CP XNK Tổng hợp I (TH1), ông Trần Anh Vương (Shark Vương) đã chọn cách bán hết cổ phần hoặc từ bỏ vị trí lãnh đạo.
kinh doanh thua lo, shark vuong "thao chay
Ông Trần Anh Vương (Shark Vương) được biết tới với vai trò lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp (Ảnh minh họa)
Ông Trần Anh Vương (Shark Vương), Tổng Giám đốc của Công ty CP SAM Holdings (SAM) mới đây đã đăng ký bán toàn bộ gần 15,3 triệu cổ phiếu SAM, tương ứng 6,32% vốn điều lệ của công ty.
Phương thức giao dịch là khớp lệnh hoặc thỏa thuận trong khoảng thời gian từ 29.8.2018 tới 27.9.2018. Mục đích thực hiện giao dịch là nhu cầu tài chính cá nhân. Sau giao dịch, Shark Vương cũng sẽ không còn là cổ đông của SAM Holdings.
Thông tin này có lẽ khiến không ít nhà đầu bất ngờ bởi ngày 20.8 vừa qua, SAM Holding công bố Nghị quyết của HĐQT về việc trả cổ tức năm 2017. Theo đó, công ty sẽ trả cổ cức 3% bằng cổ phiếu (tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 3 cổ phiếu mới). Thời gian dự kiến vào quý III hoặc IV.2018.
Được biết, ông Trần Anh Vương (Shark Vương) được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc của SAM Holdings từ tháng 5.2016. Ngoài SAM Holdings, ông Trần Anh Vương đang đảm nhiệm vị trí thành viên HĐQT của các công ty gồm Tổng Công ty Dược Việt Nam – CTCP (DVN), Công ty CP Nhựa Đồng Nai (DNP), CTCP SAMETEL (SMT) và Chủ tịch HĐQT của Công ty CP Đầu tư BVG (BVG).
Trước đó, ông Trần Anh Vương (Shark Vương) cũng đã đệ đơn từ chức Chủ tịch HĐQT Công ty CP XNK Tổng hợp I (TH1) nhiệm kỳ 2016 - 2021 và được HĐQT chấp nhận từ ngày 2.7.2018. Trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ, ông Nguyễn Vĩnh Huy được bầu làm Chủ tịch HĐQT, ông Trần Anh Vương tiếp tục tham gia HĐQT với tư cách thành viên.
Lý do thực sự khiến Shark Vương bán toàn bộ cổ phần tại SAM Holdings vẫn sẽ là bí ẩn, đặc biệt ở thời điểm ông Trần Anh Vương rời khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty CP XNK Tổng hợp I (TH1) chưa lâu. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh quý II.2018 của SAM Holdings lại không cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực, còn cổ phiếu SAM của SAM Holdings liên tục dò đáy, giao dịch tại mức 7.160 đồng/cổ phiếu ở thời điểm chốt phiên 24.8.
Lợi nhuận èo uột, cổ phiếu đi xuống
Theo BCTC hợp nhất quý II.2018 của Công ty CP SAM Holdings (SAM), doanh thu tăng trưởng 15%, đạt hơn 609 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán tăng nhẹ so với cùng kỳ, ghi nhận 495 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp đạt 114 tỷ đồng, tăng gấp 3,3 lần cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu tài chính tăng 75%, thu được gần 22 tỷ đồng. Chi phí tài chính ghi nhận 88 tỷ đồng, trong đó có 35 tỷ đồng là chi phí lãi vay.
Về các hoạt động đầu tư tài chính, trong quý 2, SAM Holdings đã bán hết 11,4 tỷ đồng là giá trị cổ phiếu DXG còn lại và thoái hơn 65% số cổ phiếu TTF của Công ty CP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành, tương đương hơn 96,5 tỷ đồng. Ngoài ra, SAM Holdings cũng đã rút hết vốn ở Công ty CP Sam Nông Nghiệp Công nghệ Cao.
Kết quả kinh doanh của SAM Holdings 6 tháng đầu năm 2018 (Ảnh: I.T)
Về các khoản chi phí, chi phí bán hàng và chi phí doanh nghiệp đều tăng cao so với cùng kỳ, lần lượt ghi nhận 13 tỷ đồng và 21 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận thuần giảm 37%, đạt 22 tỷ đồng.
Tính tới thời điểm 30.6.2018, dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh của SAM Holdings tăng gấp 3,4 lần đầu kỳ, lên gần 135 tỷ đồng, khoản phải thu ngắn hạn tăng gấp 1,5 lần, ghi nhận 1,633 tỷ đồng.
Những khoản chi phí và dự phòng kể trên đã kết quả kinh doanh quý II.2018 của SAM Holdings giảm mạnh trên 68% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, lợi nhuận trước thuế đạt 22 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế còn 7,51 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 5,7 tỷ đồng.
Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu của SAM Holdings tăng trưởng 10% với 1,044 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng 15% với gần 76 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãi ròng giảm 7% về mức 48,7 tỷ đồng. Như vậy, so với kế hoạch cả năm đã đề ra thì SAM đã thực hiện được hơn 35% kế hoạch doanh thu và 42% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
Trên thị trường, cổ phiếu SAM liên tục dò đáy, hiện đang giao dịch tại mức 7.160 đồng/cổ phiếu ở thời điểm chốt phiên 24.8.
Cuộc "tháo chạy" của Shark Vương?
Mục đích thực hiện giao dịch bán 15,3 triệu cổ phiếu SAM được Shark Vương đưa ra là nhu cầu tài chính cá nhân. Trước đó, ông Trần Anh Vương (Shark Vương) cũng đã đệ đơn từ chức Chủ tịch HĐQT Công ty CP XNK Tổng hợp I (TH1) nhiệm kỳ 2016 - 2021 và được HĐQT chấp nhận từ ngày 2.7.2018. Trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ, ông Nguyễn Vĩnh Huy được bầu làm Chủ tịch HĐQT, ông Trần Anh Vương tiếp tục tham gia HĐQT với tư cách thành viên.
kinh doanh thua lo, shark vuong "thao chay
Ông Trần Anh Vương (Shark Vương) đã đệ đơn từ chức Chủ tịch HĐQT Công ty CP XNK Tổng hợp I (TH1) nhiệm kỳ 2016 - 2021 và được HĐQT chấp nhận từ ngày 2.7.2018
Trước đó, trong thời gian ông Trần Anh Vương (Shark Vương) giữ vai trò Chủ tịch HĐQT Công ty CP XNK Tổng hợp I, cổ phiếu TH1 đã bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) hủy niêm yết trên sàn HNX và bị rơi vào diện hạn chế giao dịch và chỉ được thực hiện vào các phiên thứ Sáu hàng tuần chỉ ít lâu sau khi xuống sản UpCom.
Lý do hạn chế giao dịch do Xuất nhập khẩu Tổng hợp I bị âm vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính năm 2017 đã được kiểm toán. Cụ thể, tính đến hết ngày 31.12.2017, vốn chủ sở hữu công ty âm gần 93 tỷ đồng trong khi thời điểm đầu năm là hơn 49 tỷ đồng. Nguyên nhân đến từ kết quả kinh doanh của công ty lỗ sau thuế lần lượt 142 tỷ và 138 tỷ đồng vào các năm 2017 và 2016.
Rất nhiều phiên giao dịch, giá trị giao dịch của cổ phiếu TH1 ở mức 5.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng giá trị vốn hóa thị trường khoảng 74,5 tỷ đồng. Cổ phiếu này thương xuyên trong tình trạng không có thanh khoản trong thời gian dài trước đó.
kinh doanh thua lo, shark vuong "thao chay
Quý II.2018, Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp 1 ghi nhận con số lỗ hơn 13 tỷ đồng
Còn kết quả kinh doanh quý II.2018, Công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp 1 ghi nhận con số lỗ hơn 13 tỷ đồng, kéo theo lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 là âm 15 tỷ đồng.
Với kết quả này, TH1 đặt mục tiêu 6 tháng cuối năm ghi nhận tổng doanh thu 66,5 tỷ đồng và sẽ có lãi 1,5 tỷ đồng. Trong khi đó, ban đầu TH1 đặt mục tiêu cả năm 2018 có lãi tới 11 tỷ đồng, song có lẽ kế hoạch này khó khả thi trong bối cảnh tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn.
Danh mục đầu tư của Shark Vương giờ ra sao
Là 1 trong 4 "cá mập" của chương trình Shark Tank Việt Nam 2017, Shark Vương được đánh gái có khẩu vị đầu tư tương đối mạo hiểm với phát ngôn: "Cứu sống một doanh nghiệp có khi còn tốt hơn tạo ra một doanh nghiệp mới".
Còn nhớ ở thời điểm 31.12.2017, tổng đầu tư ngắn hạn của SAM Holdings đã đạt hơn 544 tỷ đồng, tăng gấp đôi đầu kỳ và chiếm đến 21% tổng tài sản ngắn hạn. Trong đó, 3 đơn vị có số lượng cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư của SAM.
Tổng Công ty Dược Việt Nam (DVN): Giá gốc 283 tỷ, dự phòng gần 35 tỷ đồng; Gỗ Trường Thành (TTF): Tổng giá trị 154 tỷ đồng, tới ngày 5.4.2018, SAM đã bán 13,33 triệu cổ phiếu TTF giảm sở hữu xuống còn gần 7,5 triệu cổ phiếu, thay đổi tỷ lệ sở hữu từ 9,7% xuống còn 3,48%; Đất Xanh Group (DXG): Tổng giá trị đạt 160 tỷ đồng;
Nói về DVN, mức giá mục tiêu Shark Vương dự đoán lên đến 30.000 đồng/cổ phiếu, căn cứ cho con số trên dựa vào tiềm lực DVN đang có đến từ tài sản, kinh nghiệm và hệ thống phân phối, vị cá mập này cho biết.
Tuy nhiên, thực tế hiện ROE năm 2017 của DVN khoảng 4,5-4,6% là khá thấp, kế hoạch 2018 khoảng 180 tỷ, tương ứng ROE cũng chỉ trên 6%. Thị giá thì một lần nữa rơi mạnh sau đợt phục hồi cuối năm 2017, hiện giao dịch tại mức 16.600 đồng/cp. Được biết, SAM Holdings mua DVN vào thời điểm vùng giá 24.000, như vậy khoản đầu tư này Công ty đang lỗ gần 95 tỷ đồng.
Tương tự tại TTF, giá mua bình quân theo SAM Holdings khoảng 7.000 đồng/cổ phiếu. Song chỉ sau vài tháng, SAM Holdings đã thoái và không còn là cổ đông lớn vì đánh giá đây là khoản đầu tư ngắn hạn. Với thị giá cổ phiếu TTF đang loanh quanh vùng đáy 6.000 đồng/cổ phiếu, việc thoái vốn gần đây khiến SAM Holdings lỗ khoảng 4 tỷ đồng.
Ngoài ra, thua lỗ còn ghi nhận tại khoản đầu tư vào PVD (trích lập dự phòng hơn 70 triệu đồng) và Alphanam (ALP) với giá trị dự phòng gần 5,5 tỷ đồng.
Kết quả, trong quý II.2018, SAM Holdings đã bán hết 11,4 tỷ đồng là giá trị cổ phiếu DXG còn lại và thoái hơn 65% số cổ phiếu TTF của Công ty CP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành, tương đương hơn 96,5 tỷ đồng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét