Trang

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

Thị trường bất động sản được Ngân hàng Nhà nước siết chặt

Thị trường bất động sản được Ngân hàng Nhà nước siết chặt tín dụng đổ Ttrong năm 2018, các chuyên gia lo ngại đây sẽ là một năm khó khăn hơn với doanh nghiệp địa ốc. Bên cạnh đó, thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi tiến độ của các dự án bất động sản, năng lực tài chính của khách hàng, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp.
>>> Đọc thêm các tin tức bất động sản
Ngày 28/12/2017, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 19 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, đã cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa theo lộ trình sau đây: Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2018 là 45%; Từ ngày 01/01/2019 là 40%. Đồng thời vẫn quy định nhóm tài sản có hệ số rủi ro 200% là các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản như Thông tư 06.
Tiếp theo đó, ngày 23/01/2018, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn số 563/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh.Đồng thời phải hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, xây dựng, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đảm bảo khả năng thanh khoản. Bên cạnh đó, thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi tiến độ của các dự án bất động sản, năng lực tài chính của khách hàng, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp.
Những tín hiệu này sẽ tác động thế nào đến thị trường bất động sản 2018; trong bối cảnh này, doanh nghiệp địa ốc phải làm gì để thích ứng và phát triển? Cà phê cuối tuần sẽ cùng thảo luận về vấn đề này. Xin trân trọng giới thiệu các vị khách mời: TS. Nguyễn Tú Anh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước; ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM; TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng; ông Nguyễn Chí Thanh, Giám đốc Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội.
PV: Trước tiên xin hỏi ông Nguyễn Chí Thanh, ngày 28/12/2017, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 19 giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 50% năm 2017 xuống còn 45% năm 2018 và 40% năm 2019. Ngày 23/01/2018, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn phải hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Những tín hiệu này sẽ tác động thế nào đến doanh nghiệp địa ốc, thưa ông?
Ông Nguyễn Chí Thanh: Trước tiên, tôi cho rằng, ngành bất động sản tạo ra công ăn việc làm và kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh doanh sản xuất khác như vật liệu xây dựng. Nên thực tế, nếu nguồn tín dụng vào bất động sản bị hạn chế thì không chỉ riêng các doanh nghiệp địa ốc ảnh hưởng mà chính các đơn vị sản xuất kinh doanh cũng bị tác động, do bất động sản không hấp thụ được hết các mặt hàng sản xuất đó cũng như công ăn việc làm của người lao động khó khăn hơn.
Thứ hai, thị trường bất động sản Việt Nam mới đang ở mức sơ khởi, trải qua cuộc khủng hoảng năm 2011, mọi thứ mới đang trên đà phục hồi và khởi sắc, cần phải rất nhiều năm nữa cũng như cần sự đóng góp của rất nhiều các doanh nghiệp, sự hỗ trợ của chính sách, của cơ quan quản lý Nhà nước thì thị trường mới có thể lớn mạnh, nên tín hiệu này cũng sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp địa ốc.
Thứ ba, chúng ta đang nói việc giá nhà ở Việt Nam đắt đỏ và muốn hạ giá thành sản phẩm để phù hợp với túi tiền của người dân, nhưng khi nguồn vốn trở nên khó khăn hơn thì đương nhiên giá thành sản phẩm sẽ bị tăng lên. Ngoài ra, theo tôi, thay vì việc đưa ra các thông điệp chung chung, nên có những chính sách cụ thể để kiểm soát chặt chẽ. Người ta lo ngại bong bóng bất động sản khi lượng cung vượt quá cầu, nhưng rõ ràng với phân khúc nhà giá rẻ, chung cư bình dân, nhu cầu vẫn đang rất nhiều, không biết đến khi nào doanh nghiệp mới đáp ứng đủ được nhu cầu của người dân, tính thanh khoản của phân khúc này cũng rất tốt. Vì thế, nên có những chính sách ưu tiên hướng đến dự án thuộc phân khúc này. Nhà nước đã đưa ra nhiều văn bản hỗ trợ sau khi gói 30 nghìn tỷ kết thúc, nhưng ai cũng thấy rõ sự hỗ trợ này chưa đáp ứng được nhiều vì chưa có nguồn tiền. Trong khi đó, nếu nguồn tín dụng nói chung cho bất động sản bị thu hẹp lại thì việc xây dựng các dự án giá rẻ và bình dân sẽ lại càng khó khăn.
PV: Thưa TS. Nguyễn Tú Anh, có thể nói Thông tư 19 giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 50% năm 2017 xuống còn 45% năm 2018 và 40% năm 2019 hay văn bản hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với lĩnh vực một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực bất động sản phát đi ngày 23/1 mới đây tạo ra không ít lo lắng cho doanh nghiệp địa ốc. Xin ông có thể phân tích rõ hơn thông điệp của Ngân hàng Nhà nước?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét